(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền Trần hay còn gọi là Đền Thổ Khối, xã Yên Dương, huyện Hà Trung là di tích cấp Quốc gia, nơi thờ Trần Hưng Đạo - một danh tướng kiệt xuất của dân tộc dưới thời Trần.

Linh thiêng Đền Trần

Đền Trần hay còn gọi là Đền Thổ Khối, xã Yên Dương, huyện Hà Trung là di tích cấp Quốc gia, nơi thờ Trần Hưng Đạo - một danh tướng kiệt xuất của dân tộc dưới thời Trần.

Linh thiêng Đền Trần

Cung thờ Đức Thánh Trần Triều

Hưng Đạo Đại vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1228 và mất năm 1300, là con An Sinh vương Trần Liễu, là cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột. Mẹ ông là Lê Thị Nguyệt. Trần Quốc Tuấn là người có tướng mạo hùng dũng, thông minh hơn người, học rộng, tài kiêm văn võ.

Linh thiêng Đền Trần

Cụm trưng bày tại Đền Trần giới thiệu về thân thế, sự nghiệp Trần Quốc Tuấn.

Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông và những chiến công vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỷ XIII.

Khi quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất (1258), ông được cử chỉ huy các tướng giữ biên cương phía bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), ông được cử làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân đánh giặc. Ở cương vị này, ông vừa là nhà chiến lược hoạch định đường lối tiến hành chiến tranh giữ nước, vừa là người trực tiếp tổ chức thực hiện cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng.

Linh thiêng Đền Trần

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã đi vào lịch sử dân tộc, vào thế giới tâm linh huyền thoại, trở thành vị “Thánh” được nhân dân tôn kính. Từ Trần Hưng Ðạo đến Ðức Thánh Trần rồi Ðức Thánh Cha, từ một nhân vật lịch sử “bằng xương bằng thịt” đã trở thành đức thánh thiêng liêng được thờ rộng rãi trong cả nước.

Linh thiêng Đền Trần

Đền Trần hay còn gọi là Đền Thổ Khối.

Thổ Khối xưa thuộc trang Phú Dương (nay là xã Yên Dương) là nơi có vị trí trọng yếu cả về thế công lẫn thủ, được Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn lựa chọn làm địa điểm lui binh chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ 2 (1285). Trần Quốc Tuấn đã đã mưu trí, quyền biến tổ chức cuộc rút lui tài tình từ Thiên Trường vào Thanh Hoá, bảo vệ và đưa nhà vua cùng bộ chỉ huy quân sự nhà Trần về ẩn náu tại Thổ Khối. Trong thời gian tại đây, ông chiêu mộ quân lương, ngày đêm tập luyện binh sĩ, chờ đợi thời cơ. Đến tháng 5-1285 nhận thấy thời cơ phản công đã đến, ông cùng các tướng lĩnh kéo quân ra Bắc, làm nên chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương... đưa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai toàn thắng.

Linh thiêng Đền Trần

Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương nằm bên bờ Bắc sông Tống Giang.

Đền thờ Hưng Đạo Đại vương nằm bên bờ Bắc sông Tống Giang, ngoảnh mặt về hướng Nam. Ngôi đền đã có lịch sử xây dựng gần bảy trăm năm và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo.

Linh thiêng Đền Trần

Thiên tỉnh đón nắng gió trời, điều hòa âm dương.

Hiện nay đền thờ gồm có các hạng mục như nghi môn, giếng nước, bình phong, bái đường (sân), tiền đường, giải vũ, thiên tỉnh, trung đường, hậu cung, nhà mẫu và nơi làm việc của Ban Quản lý di tích.

Linh thiêng Đền Trần

Nghi môn Đền Trần.

Nghi môn được thiết kế kiểu tứ trụ, tượng trưng cho 4 phương và chỉ mở một cửa với ý nghĩa mọi nẻo đường đã quy về cửa Thánh thì không phân biệt sang hèn, cao thấp.

Linh thiêng Đền Trần

Cây đa cổ thụ và giếng nước tại Đền Trần.

Hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đền tự bao đời đã trở nên quen thuộc trong kí ức người Việt khi nghĩ về quê hương xứ sở của mình. Đồng thời giếng nước cũng là nơi gột rửa bụi trần trước khi vào hành hương viếng Đức Thánh.

Linh thiêng Đền Trần

Bình phong tại sân Đền.

Tiếp đến là bình phong - yếu tố phong thủy, làm nên một vũ trụ thu nhỏ theo quan niệm hướng nội. Bình phong tạo thành các yếu tố “triều”, “án”, có chức năng chủ yếu là ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi vào ngôi đền.

Linh thiêng Đền Trần

Rùa cõng bia cổ tại sân Đền.

Qua Bái đường là đến Tiền đường, đó là ngôi nhà gồm 3 gian hai chái, mái lợp ngói. Tiền đường được xây dựng vào năm 2005 bằng chất liệu gạch, vữa và bê tông giả gỗ. Đây là nơi đặt các ban thờ công đồng.

Linh thiêng Đền Trần

Nhà giải vũ.

Từ Tiền đường vào Trung đường và Hậu cung khép kín thông qua hai Giải vũ, ở giữa có Thiên tỉnh đón nắng gió trời, điều hòa âm dương. Trung đường và Hậu cung là ngôi nhà hình chữ nhị nối với nhau bằng máng nước.

Linh thiêng Đền Trần

Câu đối cổ trong Đền.

Đây là công trình được tôn tạo vào những năm 2015-2017, bằng các vật liệu gỗ và gạch vữa. Toàn bộ vì kèo gỗ được làm theo kiến trúc truyền thống với các mảng chạm khắc tinh xảo. Trung đường là nơi thờ Tứ vị vương tử và Nhị vị vương cô; Hậu cung là nơi thờ vị thần chủ, Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Linh thiêng Đền Trần

Nhà Mẫu

Phía đông là nhà Mẫu xây dựng vào năm 2014. Đây là nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn Ông và Phật bà Quan Âm Bồ Tát. Công trình này mới được đưa vào phối thờ theo tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Linh thiêng Đền Trần

Trong Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về mặt lịch sử.

Hiện nay đền thờ còn lưu giữ được những hiện vật cũ như long ngai, bài vị, bát hương đá, mũ thờ, kiếm, đặc biệt là con dấu (ấn triện), cho thấy quá trình tồn tại của ngôi đền trong lịch sử. Chính vì vậy mà đền Thổ Khối xã Hà Dương, huyện Hà Trung đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1996.

Linh thiêng Đền Trần

Lễ hội Đền Trần diễn ra vào ngày kỵ của Đức thánh Trần, từ ngày 19 đến 21 tháng 8 âm lịch.

Hàng năm đền Thổ Khối (Đền Trần) được tổ chức hai kỳ lễ lớn là Rằm Tháng Giêng gọi là lễ khai ấn và lễ hội chính vào ngày kỵ của đức thánh Trần (từ ngày 19 đến 21 tháng 8 âm lịch).

Bà Phan Thị Lan, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hà Trung cho biết: Năm nay do tình hình dịch bệnh COVID-19 do đó chỉ tổ chức lễ dâng hương chứ không tổ chức cả phẫn lễ và phần hội như mọi năm.

“Để tiếp tục trùng tu, tôn tạo di tích lich sử Đền Trần xứng tầm với vị thế, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hà Trung đã tham mưu cho UBND huyện Hà Trung thuê đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ giai đoạn 2 để trùng tu, nâng cấp thêm một số hạng mục như tiền đường, phục dựng lại mộ voi cách đền thờ khoảng 600 và một số hạng mục đã bị xuống cấp”, bà Lan cũng cho biết thêm.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]