(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại khu vực núi Tía, thuộc địa phận làng Vân Cổn, xã Vân Sơn (Triệu Sơn) có một phủ thờ bà Triệu, hay còn gọi là phủ vua Bà (hoặc phủ Tía) từ lâu nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây xưa kia từng là tiền đồn của quân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Bà Triệu chống lại quân xâm lược nhà Ngô.

Linh thiêng Phủ Tía

Tại khu vực núi Tía, thuộc địa phận làng Vân Cổn, xã Vân Sơn (Triệu Sơn) có một phủ thờ bà Triệu, hay còn gọi là phủ vua Bà (hoặc phủ Tía) từ lâu nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây xưa kia từng là tiền đồn của quân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Bà Triệu chống lại quân xâm lược nhà Ngô.

Linh thiêng Phủ Tía

Theo các bậc cao niên trong làng kể lại, ngôi đền có từ thời xa xưa, tương truyền khi lập căn cứ ở núi Nưa (năm 248 TCN) để chống quân xâm lược nhà Ngô, Bà Triệu đã đến khu vực này và chọn làm địa bàn hoạt động của nghĩa quân.

Linh thiêng Phủ Tía

Đền Trình trước cổng vào Phủ Tía

Linh thiêng Phủ Tía

Ngược dòng lịch sử, vào năm 248 TCN, có người con gái tên Triệu Thị Trinh cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt tới vùng đất núi Nưa lập căn cứ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Ngô, khi đi qua cùng đất Vân Cổn (xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn ngày nay) nghĩa quân dừng chân tại khu vực núi Tía, đồng thời lập tiền đồn tại đây nhằm án ngữ và kiểm soát mọi hoạt động trước khi vào khu căn cứ chính tại núi Nưa.

Linh thiêng Phủ Tía

Sau khi bà mất, Nhân dân lập đền thờ bà và người anh Triệu Quốc Đạt tại núi Tía. Hiện núi Tía và vùng phụ cận cùng với đền thờ vua Bà là một vùng di tích và danh thắng nổi tiếng của xứ Thanh.

Linh thiêng Phủ Tía

Cổng vào phủ Tía, làng Vân Cổn, xã Vân Sơn.

Linh thiêng Phủ Tía

Đứng trên đỉnh núi Tía nhìn về phía Tây Nam có một số cồn rộng lớn, mõi bãi đất rộng gắn liền các di tích bãi Voi, bãi tập trận, bãi trú quân… Trải qua các triều đại, nhân vật được thờ tại phủ Tía được phong sắc nhiều lần, đến nay còn lưu giữ 36 đạo sắc phong.

Linh thiêng Phủ Tía

Ông Nguyễn Tiến Lệ, cán bộ văn hóa xã Vân Sơn cho biết về địa hình núi Tía không cao so với mặt nước biển, giống hình con rùa đang cất cổ đi về phía Bắc ghé Tây, đền Tía - đền chính được đặt trên cổ rùa nhìn ra vùng đồi Xuân Tiên.

Linh thiêng Phủ Tía

Phủ Tía được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1993.

Linh thiêng Phủ Tía

Phía sau đền có một giếng nước cổ tự nhiên, nước trong mát quanh năm, theo người dân địa phương, giếng cổ này có từ rất lâu, khi pha trà dùng nước thoảng mùi hoa sen, trước đây hạn hán, người dân trong vùng thường tới đây lấy nước về dùng.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]