(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Việc xây dựng, hoàn thiện di tích Hàn Sơn Tự - Thần Phù Hải Khẩu đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng cũng như bảo tồn di sản lịch sử - văn hóa giá trị theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là điểm kết nối rất gần với các di tích lịch sử văn hóa của huyện Nga Sơn như: Đền thờ Mai An Tiêm (xã Nga Phú), động Từ Thức (xã Nga Thiện), di tích khởi nghĩa Ba Đình (xã Ba Đình)...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nga Sơn: Nhiều điểm đến níu chân du khách

(VH&ĐS) Việc xây dựng, hoàn thiện di tích Hàn Sơn Tự - Thần Phù Hải Khẩu đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng cũng như bảo tồn di sản lịch sử - văn hóa giá trị theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là điểm kết nối rất gần với các di tích lịch sử văn hóa của huyện Nga Sơn như: Đền thờ Mai An Tiêm (xã Nga Phú), động Từ Thức (xã Nga Thiện), di tích khởi nghĩa Ba Đình (xã Ba Đình)...

Trải nghiệm cửa biển Thần Phù xưa

Xã Nga Điền có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nhưng cửa Thần Phù (Thần Phù hải khẩu) và chùa Hàn Sơn vẫn là điểm đến hấp dẫn du khách. Đến đây du khách còn được thưởng thức rượu Nga Điền nổi tiếng, thăm xứ đạo bình yên. Về đây, chứng kiến một không gian bao la, núi non hùng vĩ gần cửa biển mới thấy hết được vẻ đẹp nơi Thần Phù. Non nước Thần Phù vừa linh thiêng, u minh vừa nên thơ.

Đây là một địa danh lịch sử xa xưa gắn với nhiều truyền thuyết, thực chất là một vùng đất nằm ở hai bên cửa biển cũ, nay đã lùi vào trong đất liền hơn 10 km. Khu vực này là ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình và xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Thần Phù là địa danh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, khi các binh đoàn của thực dân Pháp mở cuộc càn quét vào vùng đất Thần Phù, ở đây trên những dải núi cao cho đến những xóm làng đã xuất hiện những con đường giao thông kháng chiến để bộ đội, du kích bao vây và tấn công kẻ thù.

Giờ đây từ ruộng lúa, bãi ngô trong vùng châu thổ đến những cánh đồng cói, sú vẹt bạt ngàn nơi thủy triều lên xuống ở ven biển vẫn tỏa ra mùi vị nồng ấm - nơi xứ đạo bình yên. Đứng trên đỉnh núi Vạn Sơn - ngọn núi cao nhất của dãy núi Tam Điệp thả tầm mắt hướng về vùng Đông Bắc hiện lên mảnh đất và con người Nga Sơn với một bức tranh đa sắc màu… Với những giá trị trên, Thần Phù đã được công nhận di tích cấp tỉnh.

Cảnh đẹp nơi Thần Phù.

Những năm gần đây khách du lịch đến tham quan cửa biển Thần Phù ngày càng nhiều. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và con em xa quê, di tích này đã được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa, bia Thần Phù được xây dựng bằng đá tự nhiên nguyên khối. Bia được khắc 4 chữ: Hàn Sơn Hải Khẩu. Bức bình phong được khắc bằng chữ nho, dịch là: “Lênh đênh qua cửa Thần Phù/ Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” …

Chùa Hàn Sơn - Điểm đến hấp dẫn

Tọa lạc ở cửa Thần Phù là chùa Hàn Sơn. Theo sử ký, cửa biển Thần Phù xưa kia có nhiều sóng lớn. Vua Lê Đại Hành đi đánh giặc Chiêm Thành khi qua đây gặp sóng lớn bị đắm một số thuyền nên ngài đã sai đạo sỹ La Thế Viện dẹp sóng thần để cho đoàn thuyền đi qua. Từ năm 1797 chùa Hàn Sơn có vị sư ông trụ trì, khi sư ông viên tịch chùa bị hư hỏng xuống cấp sau đó được trùng tu xây dựng. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Hàn Sơn do hòa thượng Thích Đàm Quế và hòa thượng Thích Thanh Thịnh trụ trì đã có nhiều công lao đóng góp trong việc giúp đỡ và bảo vệ các cán bộ hoạt động cách mạng của Đảng.

Chùa Hàn Sơn được xây dựng từ xã hội hóa.

Đến đầu năm 1999, nhân dân làng Chính Đại và con cháu xa gần đã phát tâm công đức xây dựng lại ngôi chùa trên nền móng chùa Hàn Sơn xưa. Để phục vụ du khách gần xa về tham quan vãn cảnh, quần thể di tích này được xây dựng trên diện tích hơn 3.000m2, khá bài bản, phù hợp với cảnh đẹp nơi Thần Phù. Công trình được khởi công từ 8/2014 đến 6/2016 hoàn thành. Trụ trì chùa là sư cô Thích Đàm Vượng.

Với lòng trân trọng và tự hào, Hàn Sơn Tự - Thần Phù Hải Khẩu là di sản lịch sử văn hóa quý báu của làng Chính Đại, xã Nga Điền. Việc xây dựng, hoàn thiện di tích đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng cũng như bảo tồn di sản lịch sử - văn hóa giá trị theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là điểm kết nối rất gần với các di tích lịch sử văn hóa của huyện Nga Sơn như: Đền thờ Mai An Tiêm (xã Nga Phú), động Từ Thức (xã Nga Thiện), di tích khởi nghĩa Ba Đình (xã Ba Đình)…

Thanh Thúy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]