(vhds.baothanhhoa.vn) - Với nhiều lợi thế về địa hình có thể xây dựng vùng chiến lược quân sự quan trọng, ngay từ phong trào Cần Vương, vùng đất Nga Thắng - Ba Đình đã trở thành căn cứ quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng một pháo đài phòng ngự vững chắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nga Thắng: Một vùng quê di tích cách mạng

Với nhiều lợi thế về địa hình có thể xây dựng vùng chiến lược quân sự quan trọng, ngay từ phong trào Cần Vương, vùng đất Nga Thắng - Ba Đình đã trở thành căn cứ quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng một pháo đài phòng ngự vững chắc.

Tuy không phải địa hình rừng núi hiểm trở, nhưng Nga Thắng vẫn là địa bàn "Tiến có thể công, thoái có thể thủ", có thể xây dựng một căn cứ cách mạng "Bất khả xâm phạm" làm đất đứng chân vững chắc cho phong trào chống thực dân Pháp trên địa bàn. Do đó từ thời kì Cần Vương đến thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp sau này, Đảng ta đã biết dựa vào “Thế hiểm” của một số làng quê Nga Thắng, biến những làng này thành làng chiến đấu, từ đó xây dựng nên một căn cứ kháng chiến, căn cứ an toàn bảo vệ cán bộ cách mạng và xây dựng lực lượng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Công sở xã Nga Thắng được xây dựng khang trang phục vụ nhân dân.

Cùng với đó, người dân nơi đây có truyền thống và tinh thần yêu nước sâu sắc, sớm giác ngộ cách mạng, sẵn sàng xả thân dưới ngọn cờ khởi nghĩa. Nhận thức đúng tầm quan trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân, thời kì tiền khởi nghĩa năm 1936 người thanh niên Phan Hữu Cánh - người con của quê hương Nga Thắng đã thoát li gia đình đi làm ăn ở các vùng Thiệu Hóa, Yên Định. Tại đây anh đã gặp được các đồng chí Lê Chủ, Lê Thế Mai giác ngộ cách mạng vào tổ chức "Hội tương tế ái hữu" với mục đích đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc cưới vợ, lợp nhà, nuôi cha già, mẹ héo. Tại đây đồng chí tiếp tục vận động, giác ngộ một số anh em, bà con trong thôn gia nhập các hội trên. Qua đó xây dựng được cơ sở cách mạng làm nòng cốt cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn.

Tháng 3/1937, đồng chí Lê Chủ thay mặt Tỉnh ủy Thanh Hóa đã về làng Thượng Thôn (Nga Thắng) bắt mối cơ sở cách mạng. Cũng trong thời gian này Tỉnh ủy Thanh Hóa bắt liên lạc và được sự chỉ đạo chính thức của Trung ương Đảng, nhiều chủ trương, Chỉ thị của Tỉnh ủy cho cuộc tổng khởi nghĩa được chỉ đạo từ đây. Vì thế Nga Thắng là xã có tới 5 di tích cách mạng cấp tỉnh: chùa Thượng - nơi đặt cơ quan ấn loát Tỉnh ủy. Các tờ báo "Đuổi giặc nước", "Gái ra trận" và nhiều tài liệu quan trọng khác được in ấn tại đây theo đường dây bí mật về các địa phương trong tỉnh.

Nhà ông Phan Cự Số - bia di tích lịch sử cách mạng. Vườn Chè - nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Nga Sơn. Di tích lịch sử cách mạng Phủ Sến - nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ lần thứ 1 và lần 2 của Đảng bộ huyện Nga Sơn. Di tích vườn mái - nơi huấn luyện quân sự cho cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám của huyện Nga Sơn... 5 di tích trên giờ đây đã trở thành điểm tham quan, nơi giáo dục cho các thế hệ con cháu. Công tác trùng tu,tôn tạo, bảo tồn các di tích này được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Từ nguồn vốn của tỉnh, huyện, xã, khuôn viên các di tích, nhà bia được xây dựng và trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách tham quan...

Để xứng đáng với truyền thống quê hương, trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước, các thế hệ lãnh đạo đã cùng nhân dân chung sức xây dựng Nga Thắng ngày càng đổi mới. Năm 2018 sau 8 năm nỗ lực xây dựng NTM, xã đã hoàn thành 19 tiêu chí và đang đề nghị xã chuẩn NTM. Theo ông Nguyễn Văn Ban - Phó Chủ tịch UBND xã: Nga Thắng cũng đã làm hồ sơ khoa học đề nghị công nhận là xã an toàn khu thuộc huyện Nga Sơn trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]