(vhds.baothanhhoa.vn) - Là kiến trúc quy mô nhỏ song hoàn chỉnh, nghè cổ Nguyệt Viên ở xã Hoằng Quang (thành phố Thanh Hóa) nổi bật với những mảng chạm khắc trang trí nghệ thuật đầu thế kỷ XIX.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Là kiến trúc quy mô nhỏ song hoàn chỉnh, nghè cổ Nguyệt Viên ở xã Hoằng Quang (thành phố Thanh Hóa) nổi bật với những mảng chạm khắc trang trí nghệ thuật đầu thế kỷ XIX.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Với những sáng tạo trong việc xây dựng lối nhà “trùng diêm” làm cho không gian bên trong nghè Nguyệt Viên rộng rãi, thoáng mát.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Kiến trúc hai lớp mái “trùng diêm” xuất hiện cuối thế kỷ XVIII, đến nghè Nguyệt Viên thì đã hoàn chỉnh hơn với ưu điểm cao ráo, đơn giản mà vẫn chắc chắn.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Nghè Nguyệt Viên được khởi dựng năm 1593, dưới triều Lê.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Nghè được sửa chữa lớn vào năm Đinh Hợi (1827) và tiếp tục sửa chữa năm 1896. Trên những viên gạch xây nghè, người ta tìm thấy những kí tự được khắc lên.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Dù khởi dựng vào cuối thế kỷ XVI, nhưng dấu tích kiến trúc của thời kì này ở nghè Nguyệt Viên chỉ còn đôi “sấu đá” ở cửa ra vào.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Nghè Nguyệt Viên hiện nay là “sản phẩm” của lần trùng tu năm 1827 gồm “1 gian 2 chái”, bố cục gần hình vuông, mang đậm dấu ấn kiến trúc Nguyễn triều.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Các mảng chạm khắc gỗ tại đây xoay quanh chủ đề “tứ linh, tứ quý” quen thuộc.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Hình rồng có phần dữ tợn với tư thế mắt lồi, mũi sư tử, mồm rộng, được chạm thành từng đôi chầu mặt trời trang nghiêm hoặc đăng đối nhau hai bên rường cánh.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Ngoài rồng, hình lân ở nghè Nguyệt Viên cũng chiếm số lượng lớn. Lân được chạm trên các nghé bẩy, rường đấu, cốn... với nhiều bố cục, tư thế khác nhau: con bơi trên mặt nước, con nằm ngửa...

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Đôi bàn tay tài hoa của người thợ xưa kia đã khéo léo thổi hồn, tạo nên chiều sâu cho những bức chạm khắc gỗ tinh xảo.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Theo các nhà nghiên cứu, những bức chạm đẹp ở nghè Nguyệt Viên xứng đáng được lựa chọn đưa vào lịch sử nghệ thuật vì tiêu biểu cho nghệ thuật đầu thế kỷ XIX ( Theo “Nghè Nguyệt Viên”, PGS Nguyễn Du Chi).

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Bên trong di tích, là những cột gỗ to lớn, vững chãi đã in dấu thời gian.

Nghè Nguyệt Viên: Cổ kính một công trình kiến trúc

Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ vị Thành hoàng làng với bài vị sắc phong “Chương vĩ dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần”. Di tích cũng là “địa chỉ” tôn vinh sự học của Nhân dân địa phương. Bên trong có tấm bia ghi tên 11 vị tiến sĩ của làng Nguyệt Viên đỗ đạt thời phong kiến.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]