(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã mở ra cơ hội phát triển mới cho Du lịch Thanh Hóa nói riêng cũng như các địa phương trong cả nước nói chung, đáp ứng sự mong mỏi của cộng đồng những người làm du lịch cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghị quyết 08 và những bước chuyển mình của Du lịch Thanh Hóa

(VH&ĐS) Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã mở ra cơ hội phát triển mới cho Du lịch Thanh Hóa nói riêng cũng như các địa phương trong cả nước nói chung, đáp ứng sự mong mỏi của cộng đồng những người làm du lịch cả nước.

Ngay sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định 1554 ngày 11/5/2017 ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, Sở VH,TT&DL tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng phổ biến, quán triệt nội dung nghị quyết đến cán bộ công chức, viên chức trong ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch hành động.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Quản lý Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở VH,TT&DL cho biết, có thể nói việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 là cơ sở, nền tảng và điều kiện để thúc đẩy ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ hơn. Qua đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của người dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển KT-XH. Tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng những nội dung mà nghị quyết nêu ra sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo cho Du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững, sớm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển KT-XH, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước.

Nhằm thực hiện tốt nội dung mà nghị quyết nêu ra, với chức năng, nhiệm vụ của mình, trong thời gian tới ngành Du lịch Thanh Hóa sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành theo hướng phù hợp với tình hình thực tế, tránh những sai lầm cũ đồng thời tiếp cận xu thế mới, nhưng vẫn phải tạo ra nét đặc trưng riêng. Về du lịch biển đảo: xây dựng các khu du lịch Sầm Sơn, Hải Hòa (Tĩnh Gia), Hải Tiến (Hoằng Hóa)... gần gũi với thiên nhiên, quy mô lớn nhưng hiện đại, đa dạng dịch vụ và có tính chuyên nghiệp cao, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về điểm đến du lịch so với một số địa phương khác có điều kiện tương đồng. Về du lịch văn hóa lịch sử: quy hoạch, trùng tu, tôn tạo nhằm phát huy tối đa giá trị các di tích phục vụ phát triển du lịch, trọng điểm là Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Về du lịch sinh thái văn hóa miền núi: phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi ở khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh... Tập trung xây dựng và khai thác các khu du lịch độc đáo, kỳ bí như: suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), khu du lịch sinh thái văn hóa miền núi Pù Luông.

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch cần phải đi trước một bước để đảm bảo các điều kiện tối thiểu cơ bản của một điểm đến, “làm mồi” thu hút các dự án đầu tư kinh doanh và thu hút khách du lịch. Mặt khác, xây dựng các điểm dừng du lịch trên tuyến Quốc lộ 1A, phát triển hệ thống giao thông đường thủy dọc sông Mã, dọc biển. Thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như: khu vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, các công trình dịch vụ du lịch, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách.

Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Thanh Hóa, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác thu hút khách du lịch từ các thị trường truyền thống và tiềm năng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch hấp dẫn, dễ hiểu và đa ngôn ngữ, tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao, tham gia xúc tiến du lịch ở các triển lãm, hội nghị, hội chợ trong và ngoài nước...

Ngoài ra, cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự giác bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện, mến khách. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong công tác xây dựng, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt phải nắm bắt và làm tốt công tác phát triển du lịch theo sự chỉ đạo của ngành (Bộ VH,TT& DL) và địa phương (Thanh Hóa), đồng thời đề cao vai trò của các tổ chức kinh tế, xã hội, chú trọng các hội nghề nghiệp như: Hiệp hội Du lịch, Hội Doanh nghiệp...

Có thể nói, trong những năm gần đây, Du lịch Thanh Hóa đã có những bước “chuyển mình” mạnh mẽ. Trong đó, gần đây nhất, 6 tháng đầu năm 2017, Thanh Hóa đã đón được trên 4 triệu lượt khách (tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016), tổng thu từ du lịch ước đạt trên 4.825.300 tỷ đồng (tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2016). Đây là một tín hiệu khả quan, tạo tiền đề vững chắc, là thời điểm thích hợp để xứ Thanh đặt quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]