(vhds.baothanhhoa.vn) - Cách đây hơn một thập kỷ, nếu ai đã từng đến vùng ven biển thuộc các xã Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) còn là một bãi ngang hoang vu, tít tắp những phi lao rì rào sóng biển như bao vùng biển nghèo khác, chiều chiều lác đác những bè mảng ngư dân neo đậu... Nếu có mơ thì cũng không nghĩ đến một ngày, cả dải vùng đất này lại trở thành một khu du lịch nhộn nhịp như ngày nay, thay đổi và lột xác hoàn toàn chỉ chưa đầy 10 năm xây dựng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngỡ ngàng Hải Tiến

Cách đây hơn một thập kỷ, nếu ai đã từng đến vùng ven biển thuộc các xã Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) còn là một bãi ngang hoang vu, tít tắp những phi lao rì rào sóng biển như bao vùng biển nghèo khác, chiều chiều lác đác những bè mảng ngư dân neo đậu... Nếu có mơ thì cũng không nghĩ đến một ngày, cả dải vùng đất này lại trở thành một khu du lịch nhộn nhịp như ngày nay, thay đổi và lột xác hoàn toàn chỉ chưa đầy 10 năm xây dựng.

Bình minh ở Hải Tiến, xứ Thanh vẫn mộc mạc và nhiều nét hoang sơ.

Cái tên Hải Tiến được manh nha xuất hiện khi tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu quy hoạch và thực hiệnKhu du lịch sinh thái biển với diện tích quy mô trên 400 ha trải dài theo 12 km ven biển của huyện Hoằng Hóa, thuộc 5 xã ven biển cách đây hơn 10 năm về trước, cùng với những quy hoạch du lịch ven biển khác như ở Quảng Xương, Tĩnh Gia...

Khi đó, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống huyện, xã ở vùng đất thuộc khu du lịch Hải Tiến liên tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước về đây. Nhưng thực sự, không ít nhà đầu tư còn nhiều hoài nghi vào tiềm năng cũng như tiến độ khai thác vùng biển còn hoang sơ này.

TS. Lê Xuân Thảo, một nhà khoa học, là người con của vùng đất này, cùng vợ là TS Lê Bích Thắng vừa trong vai trò là một nhà đầu tư lớn ngay từ những ngày đầu tiên hình thành Khu Du lịch Hải Tiến, vừa trong vai trò sứ giả vận động nhiều các nhà đầu tư khác về đây. Ông chia sẻ: "Sau những khảo sát kỹ lưỡng về thực trạng, đánh giá các tiềm năng thiên nhiên, chúng tôi đã mạnh dạn dành những vốn liếng và tâm huyết để đầu tư xây dựng những chuỗi khách sạn đầu tiên trên vùng đất này. Nó không chỉ dừng lại ở tài nguyên thiên nhiên, mà nơi đây là quê cha đất tổ, tôi hiểu hơn ai hết tiềm lực văn hóa cũng như con người hiền hòa ở đây.... Tôi đã nhiều năm trăn trở, quê tôi đẹp thế sao người dân quê tôi nghèo quá, lam lũ quá mà chẳng đủ ăn"?

Ông Lê Xuân Thảo nhớ lại những câu chuyện cũ như vợ chồng ông vừa đầu tư, vừa vận động, giúp đỡ bà con có tư duy về làm du lịch, vừa hỗ trợ những ngư dân nghèo... Thay đổi nhận thức về du lịch là cả một quá trình nỗ lực không chỉ bản thân ông, không chỉ chính quyền mà cả những người dân lam lũ quanh năm đơn thuần chỉ biết đánh cá, làm mắm...

Anh Trương Xuân Nghĩa, thôn 1 Hải Tiến, Hoằng Hóa nhớ lại: "Những ngày đi biển cơ cực cách đây cả chục năm, nhờ sự giúp đỡ hướng dẫn của ông Thảo, bắt đầu từ mô hình làm du lịch cộng đồng... nhìn lại hành trình thoát nghèo và vươn lên làm giàu, nhờ khu du lịch Hải Tiến mở mang phát triển, anh Nghĩa tâm sự: Nhiều khi tôi thấy hành trình ấy như một giấc mơ".

Hiện anh Nghĩa làm chủ cơ sở, mở doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, thu mua bán hải sản,... Anh Nghĩa và nhiều ngư dân địa phương,không thể ngờ chỉ trong 8 năm, trên một bãi ngang hoang vu thuở ấy lại mở ra một Hải Tiến nhộn nhịp sầm uất, là điểm sáng du lịch của tỉnh và cả nước biết đến. Cuộc sống gia đình anh Nghĩa và người dân toàn vùng đổi thay.

“Với Hải Tiến, chỉ có thể phát triển du lịch mới mang lại sự đổi thay kỳ diệu đến thế” - Ông Thảo nhắc đi nhắc lại với tôi như vậy. Ông kể: "Một ông bạn cán bộ Chi cục thuế Hoằng Hóa bộc bạch, cách đây dăm năm thuế nộp ngân sách cả Hoằng Hóa chỉ tầm 7 tỷ đồng, năm 2019 tổng thu ngân sách địa phương là 1.350 tỷ đồng, trong đó nguồn từ du lịch địa phương mà đặc biệt Khu du lịch Hải Tiến là “trụ cột”... Đời sống người dân Hải Tiến và các vùng lân cận kinh doanh, dịch vụ du lịch ngày càng giàu lên, thay đổi tư duy phát triển kinh tế biển và khai thác du lịch".

Đến nay, vợ chồng ông Thảo bà Thắng đã xây dựng trên vùng đất được giao hơn 20ha, sở hữu một quần thể khách sạn đạt cấp độ 3 sao: Ánh Phương 1,2,3, Thảo Linh Garden, một khu resort nghỉ dưỡng và hệ thống các dịch vụ du lịch có thể đáp ứng cho hơn 1.000 khách lưu trú. TS Lê Bích Thắng, một nữ khoa học sắc sảo và nhạy bén trong kinh doanh, cho rằng: tiềm năng du lịch sinh thái biển Hải Tiến là rất lớn, chưa dừng lại ở đây. Gia đình bà và các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư, không ngừng hoàn thiện các cơ sở lưu trú cao cấp hơn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch... để đáp ứng du khách trong và ngoài nước.

Gia đình hai nhà khoa học Lê Xuân Thảo, nghỉ hưu sau nhiều năm cống hiến, dành mọi tâm huyết và thời gian cuối đời, trở về quê hương để khơi dậy, đánh thức những tiềm năng du lịch sinh thái biển, quyết tâm mở lối thoát nghèo cho bà con ngư dân quê mình, hướng tới làm giàu từ biển... Câu chuyện đó cuốn hút tôi và chắc hẳn nó cũng cuốn hút các nhà đầu tư và du khách mỗi khi tìm hiểu khám phá vùng đất này.

Giờ đây, tôi đến Hải Tiến với sự ngỡ ngàng. Và chắc chắn, Hải Tiến không đơn giản là vùng biển với những rặng phi lao rì rào cát trắng, uốn lượn ôm ấp những khách sạn, resort... Đây còn là vùng đất khoa bảng, giàu truyền thống cách mạng còn lưu giữ nhiều huyền thoại, di tích lịch sử, văn hóa tâm linh.. Một Hải Tiến khát khao, dồi dào tiềm lực đang chờ những bước đi mới, đột phá mới trong bối cảnh mới.

Tôi đang cố gắng tách mình ra những cảm xúc cũng như thành quả hiện tại, để hình dung về tầm vóc của một đô thị biển Hải Tiến trải dài 12 cây số ven biển sẽ như thế nào trong dăm mười năm tới...

Xuân Hồng


Xuân Hồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]