Ngôi chùa trên đất Hạc Oa
Nằm ở lưng chừng núi, không chỉ uy nghi, bề thế và độc đáo về kiến trúc… chùa Tăng Phúc (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) còn mang lại cho du khách cảm giác yên bình, thư thái mỗi khi đặt chân đến nơi này.
Chùa Tăng Phúc được xây dựng thời nhà Trần trên triền đê sông Mã, gần thành Thiệu Dương xưa. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, đến thời nhà Nguyễn, chùa được chuyển về làng Hạc Oa, huyện Đông Sơn, nay là phường Đông Cương, TP Thanh Hóa.
Đây là ngôi chùa đẹp và giàu truyền thống về lịch sử, văn hóa, cách mạng, từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Thanh, là nơi vãn cảnh, sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân và du khách thập phương.
Vị trí nằm ở lưng chừng núi càng tạo nên vẻ uy nghi, bề thế và thoáng mát của ngôi chùa.
Từ dưới chân núi, theo hàng chục bậc thang chúng ta mới có thể lên đến khu vực chùa chính. Từ đây, có thể đưa mắt quan sát toàn cảnh quan khu vực chùa và bao quát được cả TP Thanh Hóa.
Sư thầy Thích Diệu Hào, Phó trụ trì chùa Tăng Phúc cho biết: Căn cứ vào các di vật như hệ thống móng, chân tảng còn lại ngày nay quanh khu vực khuôn viên chùa, chúng ta biết được chùa trước kia được xây dựng kiểu chữ Đinh hay còn gọi là kiểu chuôi vồ, gồm có Tiền đường và Hậu cung. Điều này cho chúng ta một căn cứ để khẳng định ngôi chùa này có niên đại vào cuối thế kỷ XVIII, vì kiểu kiến trúc chuôi vồ chỉ xuất hiện trong giai đoạn này ở các di tích tôn giáo như đình, đền, chùa… Mặc dù sau này bị phá hủy chỉ còn lại nền móng, chân tảng, cột đá, con giống và bia ký nhưng vẫn thấy được quy mô kiến trúc của di tích này là khá to lớn.
Theo sư thầy Thích Diệu Hào, trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ, làng Hạc Oa cũng là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt nhất. Lúc này, chùa Tăng Phúc là một hậu phương vững chắc của mặt trận Hàm Rồng – Nam Ngạn. Tại đây, hàng trăm lượt thương binh, bộ đội, dân quân đã được các Tăng ni, Phật tử chăm sóc khi bị thương, đồng thời, đây cũng là kho vũ khí của quân và dân ta. Sau đó, chùa bị máy bay Mỹ đánh sập, nhiều công trình của nhà chùa bị hư hỏng, gần như không còn.
Ngày nay, chùa Tăng Phúc đã được khôi phục lại với quy mô kiến trúc bề thế và khang trang phục vụ đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân nơi đây cũng như Nhân dân quanh vùng.
Chùa chính được xây dựng theo kiểu chữ Đinh gồm có: Tiền đường và Hậu cung (Thượng điện).
Ngay phía trước cổng chùa, dưới chân núi là cây đa cổ thụ hàng trăm tuổi xòe tán che mát cho cả khu vực trước cổng chùa.
Bên cạnh còn có giếng nước của làng xưa.
Năm 1999, chùa Tăng Phúc đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Cảnh đẹp thơ mộng của ngôi chùa luôn mang lại cho du khách cảm giác yên bình, thư thái mỗi khi đặt chân đến.
Hoài Thu – Hoàng Đông
{name} - {time}
- 2023-12-09 10:24:00
Khám phá làng du lịch Yên Trung
- 2023-12-08 08:15:00
Làng cổ Cao Lũng
- 2023-05-12 10:42:00
Say đắm cảnh sắc thiên nhiên đèo Ba Dội - Hồ Cánh Chim
Chuyện về vị Trạng dân phong
Thác Ma Hao đón gần 9.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ
Khách du lịch trẻ: Thị trường đầy tiềm năng
Đình Tám Mái xã Xuân Thọ
Homestay Mường Xia: Điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách
5 ngày nghỉ lễ, biển Hải Tiến đón hơn 77.000 lượt khách
Đông đảo du khách đến Công viên Hội An vào dịp lễ 30-4, 1-5
Khu du lịch sinh thái biển Hải Hòa đón hàng nghìn lượt khách đến tắm biển, nghỉ dưỡng
Trải nghiệm dù lượn - sản phẩm du lịch độc đáo tại biển Hải Tiến