(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm 2018 khép lại, hoạt động du lịch Thanh Hóa tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng, với nhiều kết quả khả quan. Toàn tỉnh đón được 8,25 triệu lượt khách, tăng 117,8% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 100,6% kế hoạch năm 2018; doanh thu du lịch ước đạt gần 11 nghìn tỉ đồng, tăng 132,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít mục tiêu đặt ra mà du lịch xứ Thanh vẫn chưa thể hiện thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều mục tiêu phát triển du lịch Thanh Hóa còn “dang dở”

Năm 2018 khép lại, hoạt động du lịch Thanh Hóa tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng, với nhiều kết quả khả quan. Toàn tỉnh đón được 8,25 triệu lượt khách, tăng 117,8% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 100,6% kế hoạch năm 2018; doanh thu du lịch ước đạt gần 11 nghìn tỉ đồng, tăng 132,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít mục tiêu đặt ra mà du lịch xứ Thanh vẫn chưa thể hiện thực hiện.

Dấu ấn du lịch năm 2018

Năm 2018, điểm nhấn đầu tiên phải kể đến là công tác xúc tiến, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ cho phát triển du lịch. Trong năm qua đã có 17 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được triển khai với tổng dự toán phê duyệt trên 3.200 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư trong năm là hơn 626 tỷ đồng. Trong đó có một số dự án quy mô lớn, có tính chất đòn bẩy và tác động trực tiếp đến việc hình thành và khai thác phát triển du lịch, tiêu biểu như: Dự án đường bộ ven biển qua địa phận tỉnh Thanh Hóa (tiểu dự án 4: Đoạn từ Đại lộ Nam sông Mã, TP Sầm Sơn đến Cầu Ghép, Quảng Xương); dự án đầu tư đường từ Quốc lộ 1A đến Khu du lịch biển Hải Hoà, Tĩnh Gia; dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống nước thải, nước mưa phía Tây đường Hồ Xuân Hương...

Bên cạnh đó, công tác kết nối, quảng bá và giới thiệu hình ảnh du lịch Thanh Hóa cũng đã góp phần không nhỏ cho kết quả chung của lĩnh vực du lịch. Năm 2018, hoạt động này tiếp tục được chú trọng, đổi mới cả về nội dung và hình thức, từng bước được mở rộng về quy mô, phạm vi cả trong và ngoài nước. Qua đó, mở ra các cơ hội hợp tác, đưa các sản phẩm du lịch của tỉnh vào khai thác phát triển thị trường trong giai đoạn tới.

Nhìn lại năm 2018, công tác phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh tiếp tục được quan tâm, phát triển, nâng cao chất lượng. Trong đó, loại hình du lịch biển là điểm nhấn ấn tượng, khi mà số lượng khách cũng như thời gian lưu trú và chất lượng phục vụ đều tăng cao. Theo báo cáo của Sở VH,TT&DL, năm 2018 khách đến các khu du lịch biển Thanh Hóa ước đạt gần 6,5 triệu lượt, tăng 27% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch cộng đồng - một trong những sản phẩm đang được đông đảo du khách quan tâm trong thời gian qua đã được hình thành một cách rõ nét. Các địa phương có thế mạnh về loại hình này đã quan tâm thu hút đầu tư, quảng bá, xây dựng các tour tuyến thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Trong năm, lượng khách đến các điểm du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh ước đón 350 nghìn lượt, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2017. Nổi bật như: khu du lịch cộng đồng Pù Luông (Bá Thước), Suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Bản Năng Cát - Thác Ma Hao (Lang Chánh), bản Hang (Quan Hóa)...

Cũng trong năm 2018, môi trường du lịch Thanh Hóa, trong đó bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội được cải thiện theo hướng tích cực, góp phần tạo dựng niềm tin, uy tín của du lịch Thanh Hóa đối với du khách trong và ngoài nước.

Năm 2018 du lịch Thanh Hóa đón một lượng lớn khách du lịch quốc tế.

Nhiều mục tiêu đặt ra chưa thể “hiện thực hóa”

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, năm 2018 lĩnh vực du lịch được giao thực hiện 37 nhiệm vụ, tuy nhiên nhiệm vụ đã hoàn thành mới chỉ đạt 19/37 nhiệm vụ (đạt 51,35%); 12/37 nhiệm vụ đang triển khai thực hiện; 6/37 nhiệm vụ tạm dừng, bao gồm: Xây dựng hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận hai khu du lịch quốc gia; những ngày văn hóa Thanh Hóa tại sự kiện Hội chợ du lịch Quốc tế Kotfa tại Hàn Quốc; hoàn thiện thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi của du lịch Thanh Hóa; tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng sản phẩm thu hút khách quốc tế; thực hiện quảng bá, giới thiệu du lịch Thanh Hóa (bộ nhận diện) tại các khu vực chờ xe buýt, bến xe, ga tàu, bến tàu thủy cảng hàng không; Ban chỉ đạo phát triển du lịch trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch với các địa phương trong nước.

Như vậy, việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch năm 2018 kết quả hoàn thành nhiệm vụ chưa cao. Bên cạnh một số đơn vị tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ vẫn còn nhiều địa phương, đơn vị, tiến độ triển khai thực hiện các dự án chậm, gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chung của cả chương trình. Trong đó một số huyện được giao xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn như Thọ Xuân, Quan Sơn, Ngọc Lặc... đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện.

Du lịch biển - vẫn là hướng đi chính của ngành Du lịch Thanh Hóa.

Bà Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết: “Để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra, đặc biệt hướng tới mục tiêu du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, bước sang năm 2019, tôi cho rằng việc đầu tiên mà hoạt động du lịch của tỉnh cần đặc biệt chú trọng đó là tập trung huy động các nguồn lực, tạo đột phá cho đầu tư phát triển du lịch. Theo đó, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh du lịch trong thời gian nhanh nhất, nhằm sớm hình thành các sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo và khác biệt để xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Thanh Hóa. Mặt khác, cần rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động đầu tư ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; kiên quyết tham mưu thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.

Cũng theo bà Vương Thị Hải Yến, trong năm tiếp theo du lịch Thanh Hóa cần tập trung phát triển sản phẩm du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến theo hướng có trọng tâm trọng điểm; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các khu, điểm, nhằm thu hút khách du lịch; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; triển khai đồng bộ, sâu rộng Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch; quyết tâm xây dựng môi trường du lịch theo hướng an toàn, văn minh, thân thiện và hấp dẫn.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]