(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, vùng Nhân Trầm - Cửa Đặt (Thường Xuân) từng là địa điểm chiến lược quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ căn cứ Chí Linh bởi nơi đây có cả đường thủy, đường bộ dẫn lên phía sau núi, là hậu phương rộng lớn cho các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

Non nước Nhân Trầm - Cửa Đặt và dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất châu Thường

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, vùng Nhân Trầm - Cửa Đặt (Thường Xuân) từng là địa điểm chiến lược quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ căn cứ Chí Linh bởi nơi đây có cả đường thủy, đường bộ dẫn lên phía sau núi, là hậu phương rộng lớn cho các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

Non nước Nhân Trầm - Cửa Đặt và dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất châu Thường

Nằm dưới chân núi Róc - nơi hợp lưu giữa hai con sông Chu và sông Đặt, trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, vùng Nhân Trầm - Cửa Đặt được biết đến là nơi sơn thủy hữu tình.

Non nước Nhân Trầm - Cửa Đặt và dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất châu Thường

Hồ Cửa Đạt (Đặt) được xây dựng ở đây như càng làm danh giá thêm cho vùng đất này.

Non nước Nhân Trầm - Cửa Đặt và dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất châu Thường

Lặng ngắm một vùng non nước, ít ai biết rằng tại nơi này đã từng diễn ra nhiều hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

Non nước Nhân Trầm - Cửa Đặt và dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất châu Thường

Trong hai lần nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh, giặc Minh đã đưa quân lên vùng núi Chí Linh theo hướng Nhân Trầm - Cửa Đặt để đánh úp nghĩa quân. Lê Lợi và nghĩa quân đã dựa vào địa hình, địa thế hiểm trở của vùng đất này để đặt phục binh tiêu diệt giặc. Điều này đã được ghi chép trong các tài liệu chính sử như: “Lam Sơn thực lục”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Đại Việt thông sử”…

Non nước Nhân Trầm - Cửa Đặt và dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất châu Thường

Dấu tích của nghĩa quân hiện vẫn còn lưu lại qua những truyền thuyết, huyền thoại gắn liền với địa danh này. Đoạn sông Chu (gần hồ Cửa Đặt) có một hòn đá lớn nhô lên giữa lòng sông. Người dân địa phương gọi đó là hòn mài mực. Tương truyền, đây là nơi Lê Lợi, Nguyễn Trãi thường lui tới để nghỉ ngơi hay bàn tính nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Ngoài hòn mài mực, tại khu vực này còn một số địa danh khác như: Bến Bổng, hón ngồi - đá ngồi… cũng là nơi lưu dấu ấn của Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Non nước Nhân Trầm - Cửa Đặt và dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất châu Thường

Ngày nay, vùng Nhân Trầm - Cửa Đặt trở thành địa điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, trải nghiệm ưa thích của nhiều du khách.

Hoàng Linh


Hoàng Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]