(vhds.baothanhhoa.vn) - Quảng Nam và Thanh Hóa cũng như các tỉnh miền Trung có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên với núi, rừng, đồng bằng, biển, đảo và bề dày văn hoá lịch sử, thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, nói đến hoạt động du lịch của Quảng Nam người ta thường nghĩ ngay đến đó là một trong những điểm đến tốt nhất thế giới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển du lịch - nhìn từ kinh nghiệm của Quảng Nam

Quảng Nam và Thanh Hóa cũng như các tỉnh miền Trung có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên với núi, rừng, đồng bằng, biển, đảo và bề dày văn hoá lịch sử, thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, nói đến hoạt động du lịch của Quảng Nam người ta thường nghĩ ngay đến đó là một trong những điểm đến tốt nhất thế giới.

Quảng Nam là địa phương sở hữu 2 di sản văn hoá thế giới: Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. Cùng với đó là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... đã giúp Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Tại đây năm 2017 đón 6,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chạm mốc gần 3 triệu lượt, thu nhập từ du lịch đạt gần 10.000 tỷ đồng. Với những kết quả khá ấn tượng trong hoạt động du lịch, trang web du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor đã bình chọn TP Hội An vào vị trí thứ 13 trong danh sách 25 điểm đến tốt nhất thế giới;chuyên trang du lịch Thrillist uy tín của Mỹ bình chọn TP Hội An đứng thứ 13 trong danh sách những thành phố biển đẹp và rẻ nhất thế giới. Đặc biệt, đây còn là 1 trong 12 thành phố tại Châu Á có trong danh sách mọi người nên đến ít nhất một lần do tạp chí The Culture Trip vừa mới công bố...

Để có được kết quả trên, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của chính quyền tỉnh Quảng Nam. Cùng với đó là sự hợp tác và hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế như ILO, UNESCO, Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV)... và sự hợp tác của các tỉnh bạn trong nhiều hoạt động bảo vệ di sản, phát triển du lịch theo hướng bền vững, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của người dân địa phương.

Cho thấy, kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Quảng Nam sẽ là bài học quý báu cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của một địa phương sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch như tỉnh Thanh Hóa. Trong đó phải kể đến nguồn vốn di sản văn hoá đặc sắc.

Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Thanh Hoá, vừa qua UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức chương trình khảo sát du lịch tại Quảng Nam, với sự tham gia của đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch, các địa phương trọng điểm du lịch.

Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thu hút đông đảo khách quốc tế.

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch giữa 3 địa phương Thanh Hóa - Quảng Nam - Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa Lê Thị Thìn đã chỉ rõ, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công của các điểm đến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là việc phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch.

Đồng thời nhấn mạnh, tại các khu, điểm du lịch cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cường tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa đông để thu hút khách du lịch; có chiến lược quảng bá phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách nhiệm của người dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để tránh tình trạng lộn xộn, tăng giá dịch vụ, “chặt chém” khách du lịch ở một số khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

Nói đến du lịch Thanh Hóa, ngoài các khu nghỉ dưỡng biển nổi tiếng, xứ Thanh còn có trên 1.500 di tích lịch sử và nguồn vốn di sản văn hoá phi vật thể phong phú. Du lịch Thanh Hoá trong những năm gần đây đã có lượng khách tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể năm 2017, xứ Thanh đã đón 7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt gần 200.000 lượt. Đặc biệt, kể từ năm 2015 đến nay, Thanh Hóa đã cơ bản chấm dứt tình trạng ăn mày, ăn xin, hàng rong và chèo kéo khách tại các khu, điểm du lịch trọng điểm.

Có thể nói, đó chính là kết quả của sự cố gắng nỗ lực của các cấp chính quyền, và người dân địa phương. Trong đó có nhiều biện pháp quản lý du lịch đã được tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ.

Thiết nghĩ, kinh nghiệm phát triển du lịch của Quảng Nam sẽ là bài học quý báu cho xứ Thanh trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch và càng có giá trị hơn đối với các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch biển, du lịch di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]