(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại vùng cửa biển Lạch Sung - nơi sông Lèn hợp lưu với biển có một khu rừng ngập mặn quanh năm tươi tốt, rộng gần 450 ha chạy dọc con đê biển huyện Nga Sơn. Từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm là mùa các loài bần chua, sú, vẹt, đước trong khu rừng bung nở hoa trắng cả một vùng, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngoài vai trò chắn sóng, “bức tường xanh” này còn mang lại sinh kế không nhỏ cho cư dân địa phương.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Tại vùng cửa biển Lạch Sung - nơi sông Lèn hợp lưu với biển có một khu rừng ngập mặn quanh năm tươi tốt, rộng gần 450 ha chạy dọc con đê biển huyện Nga Sơn. Từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm là mùa các loài bần chua, sú, vẹt, đước trong khu rừng bung nở hoa trắng cả một vùng, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngoài vai trò chắn sóng, “bức tường xanh” này còn mang lại sinh kế không nhỏ cho cư dân địa phương.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Hoa bần chua trong rừng ngập mặn Nga Sơn khoe sắc dưới nắng hè.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Các loài hoa sú, vẹt cũng phủ hoa màu trắng chạy dài khắp khu rừng.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Khu rừng kéo dài từ cửa sông Lèn, chạy dọc ven biển các xã: Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái với chiều dài hơn 5 km, rộng hàng trăm m đến khoảng 1 km.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Với hàng chục năm tuổi, đa phần cây rừng ngập mặn ở đây cao khoảng 5 m.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Nhiều cây bần chua cao cả chục m, vượt hẳn lên trên tán rừng.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Ông Mai Văn Công, Bí thư Đảng ủy xã Nga Thủy (nguyên Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn - người phụ trách theo dõi rừng ngập mặn), cho biết: Hiện tổng diện tích khu rừng ngập mặn của huyện Nga Sơn là 347 ha, trong đó xã Nga Thủy chiếm 109 ha.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Sau mỗi đợt hoa, cây rừng lại ra chi chít nụ.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Hàng nghìn đàn ong của người dân các xã trong vùng được chuyển về đây để tận dụng nguồn hoa của khu rừng bao la này.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Khu rừng còn là “ngôi nhà” của nhiều loài chim, cò trú ngụ.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Nhiều người dân địa phương lấy nghề bắt cua, cá kèo, cáy, ngao đất và các loài thủy sinh trong rừng làm hướng mưu sinh từ nhiều năm nay.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Dưới những tán hoa, cây rừng cho chi chít quả, khi già sẽ tiếp tục rụng xuống để gieo mầm cho những thế hệ cây tiếp theo.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Trong khắp khu rừng, bên cạnh những gốc cây to, luôn có những mầm non, lộc biếc mọc lên. Rừng càng dày, càng có tác dụng bảo vệ, sinh sôi cho các loài thủy sinh.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Cáy và cá kèo là 2 loài phát triển rất nhiều tại đây nhờ có môi trường sống lý tưởng.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Những bộ rễ cắm vững chãi vào lòng đất, có tác dụng chắn sóng bảo vệ hệ thống đê điều cũng như vùng nuôi trồng thủy sản hàng trăm ha của các xã Nga Tân, Nga Thủy phía trong.

Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở

Hằng năm vào mùa hoa nở, nhiều người yêu thiên nhiên đã tìm đến khu rừng ngập mặn Nga Sơn để vãn cảnh.

Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]