(vhds.baothanhhoa.vn) - Với sự đổi mới tích cực từ chất lượng dịch vụ, văn hóa ứng xử đến hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng... đã góp phần xây dựng hình ảnh Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách. Những kết quả này đã tạo dựng thương hiệu Sầm Sơn đồng thời khẳng định đây là “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam” năm 2017.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sầm Sơn đậm dấu ấn ‘Khu du lịch hàng đầu Việt Nam’

Với sự đổi mới tích cực từ chất lượng dịch vụ, văn hóa ứng xử đến hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng... đã góp phần xây dựng hình ảnh Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách. Những kết quả này đã tạo dựng thương hiệu Sầm Sơn đồng thời khẳng định đây là “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam” năm 2017.

Sầm Sơn đang vươn mình trở thành đô thị du lịch biển.

Nhiều điểm nhấn trong năm 2017

Năm 2017, Sầm Sơn có nhiều sự kiện quan trọng, tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Trong đó, nổi bật là các hoạt động: kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa; là địa điểm tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2017. Đặc biệt, là sự kiện kỷ niệm 110 năm du lịch với quy mô cấp tỉnh gắn với công bố Nghị quyết 368 về việc thành lập các phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh trực thuộc thị xã Sầm Sơn và thành lập TP Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Với việc tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng năm 2017 Sầm Sơn đã đón được gần 4 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt gần 3 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, hạ tầng du lịch Sầm Sơn tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện; công tác tổ chức, quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch có nhiều đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các doanh nghiệp trong quản lý, đầu tư, khai thác du lịch... đã góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách. Kết quả này đã được khẳng định tại Lễ vinh danh doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017, do Bộ VH,TT&DL tổ chức, trong đó Sầm Sơn được công nhận là 1 trong 5 khu du lịch hấp dẫn nhất cả nước, do du khách và các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch cả nước đánh giá và bầu chọn. Đây là sự khẳng định, ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn trong phát triển du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được du lịch Sầm Sơn vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong đó, dịch vụ du lịch chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế; cơ cấu sản phẩm du lịch còn đơn điệu; chưa khắc phục được tính mùa vụ trong du lịch; vẫn còn một số cơ sở kinh doanh vi phạm các phương án quản lý du lịch; văn hóa giao tiếp ứng xử chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững... là những thách thức không nhỏ trong việc thu hút khách đến Sầm Sơn.

Chất lượng dịch vụ được các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP Sầm Sơn đặc biệt chú trọng.

Để danh hiệu “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam” tỏa sáng

Năm 2018 - năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2015 - 2020, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển KT-XH của Sầm Sơn và cũng là năm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển bền vững ngành du lịch dịch vụ - 1 trong 3 chương trình KT-XH trọng tâm của thành phố. Theo đó, để đạt được mục tiêu đã đề ra, đồng thời quyết tâm giữ vững danh hiệu “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam”, từ nay đến năm 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp phát triển du lịch theo hướng có trọng tâm, trọng điểm gắn với chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh, chung sức xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia.

Trong năm 2018, Sầm Sơn phấn đấu đón 4 triệu lượt khách (tăng 5,3% so với năm 2017), doanh thu đạt trên 3 nghìn tỷ đồng (tăng 5,1% so với năm 2017). Phấn đấu xây dựng Sầm Sơn sớm trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, đến năm 2020, thu hút khoảng 5 triệu lượt khách, với doanh thu đạt trên 5 nghìn tỷ đồng.

Theo đó, thành phố tập trung phát triển mạnh mẽ dịch vụ du lịch; tăng cường công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở tất cả các khâu, các lĩnh vực; đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng... Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị; khai thác có hiệu quả sân golf và khu nghỉ dưỡng FLC, nhằm thu hút dòng khách cao cấp. Đồng thời mở rộng, phát triển du lịch về phía Nam, kêu gọi thu hút đầu tư dự án khu du lịch sinh thái - văn hóa núi Trường Lệ, khu nghỉ dưỡng cao cấp Nam Sầm Sơn... tạo ra các khu du lịch hiện đại chất lượng cao, sản phẩm mới, hấp dẫn du khách.

Đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng văn hóa cơ sở gắn với xây dựng văn hóa, văn minh đô thị du lịch; xây dựng nếp sống văn hóa trong kinh doanh du lịch... hình thành phong cách ứng xử lịch sự, thân thiện, mến khách, tạo tâm lý thoải mái cũng như sự hài lòng của du khách khi đến Sầm Sơn.

Biển Sầm Sơn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Tự hào là một trong số ít khu du lịch hình thành sớm nhất Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Sầm Sơn đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước tháo gỡ khó khăn, tiếp tục đưa du lịch Sầm Sơn có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị du lịch biển trọng điểm quốc gia và giữ vững danh hiệu “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam.

“Trong tổng số 7 triệu lượt khách du lịch đến Thanh Hóa trong năm 2017, có khoảng 70% du khách đã tham gia các tour du lịch biển. Riêng Sầm Sơn, đã đón được gần 4 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt gần 3 nghìn tỷ đồng (tăng 3,3% so với năm 2016). Kinh tế du lịch có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả. Trong năm qua, nhiều khách sạn, nhà hàng đã được cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây mới. Hiện TP Sầm Sơn có trên 400 cơ sở lưu trú, với 15.000 phòng, đáp ứng nhu cầu của từng thị trường khách du lịch”.

Lê Anh


Lê Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]