(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm trên triền thấp núi Chùa (thuộc dãy Trúc Lĩnh) bên bờ sông Mã, chùa Yên Hoành trên địa bàn xã Định Tân (Yên Định) tọa lạc ở địa thế có cảnh trí thiên nhiên thơ mộng hữu tình. Tiếng chuông chùa ngân vang trong không gian làng cổ để con người gửi gắm ước vọng tâm linh tốt đẹp.

Thăm chùa Yên Hoành

Nằm trên triền thấp núi Chùa (thuộc dãy Trúc Lĩnh) bên bờ sông Mã, chùa Yên Hoành trên địa bàn xã Định Tân (Yên Định) tọa lạc ở địa thế có cảnh trí thiên nhiên thơ mộng hữu tình. Tiếng chuông chùa ngân vang trong không gian làng cổ để con người gửi gắm ước vọng tâm linh tốt đẹp.

Thăm chùa Yên Hoành

Chùa Yên Hoành (hay chùa Hoành) còn được biết đến với tên chữ “An Khánh tự”. Theo các tài liệu khảo tả (văn bia) và lưu truyền dân gian, chùa Yên Hoành được khởi dựng thời Lê Trung Hưng. Lúc bấy giờ, người dân làng Yên Hoành đã cùng nhau quyên góp xây dựng một ngôi chùa với quy mô vừa phải, hình dáng mềm mại, uyển chuyển.

Thăm chùa Yên Hoành

Tương truyền, chùa Yên Hoành những ngày đầu khởi dựng không có sư trụ trì. Nhưng nhờ sự công đức của dân làng và khách thập phương nên chùa vẫn có đủ tượng pháp, chuông, khánh… Núi Trúc Lĩnh tuy không đồ sộ nhưng từ xa xưa đã được ngợi ca là núi thắng cảnh. Đặc biệt, từ trên đỉnh núi nhìn ra sông Mã, phóng tầm mắt khắp khoảng không gian, cảnh sắc thiên nhiên có núi, có sông lúc bình minh hay chiều tà thật dễ khiến con người mê đắm. Đặc biệt, khi chùa Yên Hoành được xây dựng, núi Trúc Lĩnh dần trở thành nơi đất thiêng khi người dân, du khách trở về đây tụng kinh, bái Phật ngày thêm đông.

Thăm chùa Yên Hoành

Đáng tiếc, trải qua thời gian, chiến tranh tàn phá, chốn thiêng chùa Yên Hoành đã không thể giữ lại hiện trạng vốn có. Mong muốn được khôi phục lại không gian thiêng thờ Phật, người dân Yên Hoành đã cùng nhau quyên góp tiền bạc, cùng sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, việc tôn tạo chùa Yên Hoành trên nền móng cũ đã được hoàn thành vào năm 2015, để tiếng chuông chùa được vang vọng trong không gian.

Thăm chùa Yên Hoành

Chùa Yên Hoành được tôn tạo với các hạng mục như: Tam quan; tòa Đại bảo (Tiền đường và Thượng điện); nhà thờ Tổ; nhà Tăng và tượng pháp, đại tự… Vì chùa Yên Hoành được xây dựng trên quả núi của dãy Trúc Lĩnh nên dân làng vẫn thường gọi đó là núi Chùa. Ngõ nhỏ dẫn đến chùa gọi là Ngõ Chùa. Còn khu đất được tướng công Lê Vĩnh Thái (người địa phương) hiến cho chùa, đến nay vẫn được người địa phương trân trọng gọi tên Vườn Chùa.

Thăm chùa Yên Hoành

Yên Hoành được biết đến là ngôi làng cổ gắn liền với công lao khai hoang lập xóm của công chúa Phương Hoa (thời Trần). Chùa được khôi phục - tôn tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân; còn điểm tô cho “bức tranh” không gian làng cổ thêm sinh động, hướng con người đến những điều thiện lành, an bình…

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]