(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền chín gian xưa có tên gọi là “Tến Xớ Quái” (đền Hiến Trâu), nằm trên ngọn đồi nhỏ Pú Pỏm và cạnh dòng suối Tốn (nay thuộc xã Thanh Quân, huyện Như Xuân).

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Đền chín gian xưa có tên gọi là “Tến Xớ Quái” (đền Hiến Trâu), nằm trên ngọn đồi nhỏ Pú Pỏm và cạnh dòng suối Tốn (nay thuộc xã Thanh Quân, huyện Như Xuân).

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh đồi Pú Pỏm thuộc thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân, cách trung tâm huyện khoảng 35 km, nơi chủ yếu đồng bào dân tộc Thái sinh sống.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Theo lời kể của các cụ cao niên trong vùng, đền trước kia là một ngôi nhà có cấu trúc kiểu nhà sàn 9 gian. Mỗi gian trong đền dùng thờ một Mường trong văn hóa tín ngưỡng của người Thái nơi đây. Hàng năm, các mường mang vật cúng tế đến để cầu tài, cầu lộc, cầu an, mưa thuận, gió hòa, được mùa bội thu.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Từ tháng 4-2016, đền được khởi công tôn tạo và hoàn thành vào tháng 9-2017. Đền được phục dựng theo kiến trúc nhà sàn của người Thái, vật liệu bằng bê tông, gồm chín gian trên nền của ngôi đền cũ.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Đền sau khi trùng tu gồm 2 tầng, tầng trên thờ các thần linh và chín mường.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Ngoài ra, trong đền còn thờ các anh hùng liệt sỹ nhằm tri ân công lao của những người con ưu tú của quê hương Như Xuân đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Vào dịp lễ hội người Thái vùng Tây Thanh Hóa - Nghệ An tập trung về đây dâng lễ vật cúng tế thần trời, một gian để trâu, một gian các thầy mo cúng, các gian còn lại mọi người tụ tập, giao lưu với nhau.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Trước sân đền tái dựng hình ảnh 9 con trâu đá (6 trâu đen, 3 trâu trắng) và 9 giếng tượng trưng cho những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Thái và tạo nên sự hấp dẫn của ngồi đền chín gian.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Gắn liền với đền Chín gian là Lễ hội dâng trâu tế trời - một sinh hoạt văn hóa hết sức đặc sắc của đồng bào Thái.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Hàng năm vào ngày 23 đến hết ngày 25 tháng Giêng, người dân nơi đây tổ chức lễ hội Dâng trâu tế trời để tưởng nhớ các thần linh và cầu mong thần phù hộ, che chở cho cuộc sống bản mường. Đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó của đồng bào cùng hướng về cuội nguồn, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Đền Chín Gian đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Đây là di tích lịch sử văn hóa với thiết chế văn hóa tâm linh tín ngưỡng linh thiêng của đồng bào Thái nói riêng và đồng bào các dân tộc huyện Như Xuân nói chung.

Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm

Với nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng - tâm linh đặc sắc đền Chín Gian sẽ thu hút khách du lịch đến khám phá vùng đất và văn hóa đồng bào dân tộc Thái, huyện Như Xuân.

Tin liên quan:
  • Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm
    Như Xuân hướng đến phát triển du lịch từ di sản văn hóa

    Những năm qua việc đẩy mạnh trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để khai thác tốt lợi thế, tiềm năng trong phát triển du lịch luôn được huyện Như Xuân hết sức quan tâm.

  • Thăm đền Chín Gian trên đỉnh Pú Pỏm
    Đặc sắc lễ hội dâng trâu tế trời đền Chín Gian

    Sau nhiều năm gián đoạn, lễ hội Dâng trâu tế trời đền Chín Gian đã được huyện Như Xuân khôi phục và tổ chức lại. Việc tham gia lễ hội hàng năm đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng, nhất là đối với đồng bào dân tộc Thái.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]