(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thanh Hóa có nguồn tài nguyên phát triển du lịch phong phú và là một trong những điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua du lịch Thanh Hóa phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về sản phẩm du lịch trong khi thương hiệu du lịch xứ Thanh vẫn chưa hình thành một cách rõ ràng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thương hiệu du lịch Thanh Hóa, cơ hội và thách thức (Bài 1): Thực trạng xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa

(VH&ĐS) Thanh Hóa có nguồn tài nguyên phát triển du lịch phong phú và là một trong những điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua du lịch Thanh Hóa phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về sản phẩm du lịch trong khi thương hiệu du lịch xứ Thanh vẫn chưa hình thành một cách rõ ràng.

Tiềm năng du lịch Thanh Hóa tương đối đa dạng và phong phú, cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn với các trọng điểm du lịch như: Sầm Sơn, khu di tích lịch sử Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, đền Bà Triệu, vườn Quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông... Góp thêm vào đó là các giá trị văn hóa dân gian truyền thống, các di tích văn hóa lịch sửhoàn toàn cho phép Thanh Hóa phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng, cũng như tạo nên thương hiệu du lịch của riêng mình.

Năm 2007, nhân sự kiện kỷ niệm 100 năm du lịch Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức cuộc thi sáng tác logo du lịch. Kết quả đã lựa chọn hình ảnh Hòn Trống Mái của Sầm Sơn làm biểu tượng cho ngành du lịch, với lý do đây là hình ảnh gắn liền với bãi biển Sầm Sơn - một khu du lịch trọng điểm, nổi tiếng và gắn với tên tuổi của du lịch xứ Thanh. Tuy nhiên, thương hiệu của du lịch Thanh Hóa vẫn chưa được xác định đầy đủ, bởi mới chỉ dừng lại ở biểu tượng đặc trưng của ngành du lịch, chưa có thông điệp rõ ràng để truyền tải đến du khách. Bên cạnh đó, việc truyền thông cho thương hiệu du lịch của tỉnh cũng chưa được triển khai bài bản. Các chương trình xúc tiến, sự kiện du lịch hay các ấn phẩm, vật phẩm phục vụ tuyên truyền, quảng bá du lịch vẫn chưa thực sự chú trọng gắn kết với biểu trưng du lịch. Không những vậy, thực tế phát triển của du lịch xứ Thanh trong những năm qua cho thấy việc định hướng, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp trong tỉnh sử dụng đồng bộ và có hiệu quả biểu trưng du lịch vẫn còn bỏ ngỏ. Do vậy tần suất xuất hiện biểu trưng còn rất ít, dẫn đến thực trạng nhiều người không biết đến biểu tượng của thương hiệu du lịch Thanh Hóa hoặc lầm tưởng biểu tượng hòn Trống Mái là biểu trưng của du lịch Sầm Sơn.

Hòn Trống Mái - biểu tượng của du lịch xứ Thanh vẫn chưa được đông đảo du khách biết đến.

Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL, bà Vương Hải Yến cho biết, vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đó là chưa xác định rõ giá trị cốt lõi thương hiệu du lịch của tỉnh. Từ đó có thông điệp rõ ràng, đồng thời tạo nên một chiến dịch xúc tiến, quảng bá nhằm chuyển tải thông điệp và định vị được các giá trị thương hiệu trong thị trường. Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch một cách bài bản chưa được định hướng rõ ràng, chủ trương chưa đủ mạnh, sự tập trung về quy mô, chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến quảng bá để xây dựng thương hiệu du lịch xứ Thanh chưa đảm bảo yêu cầu của thị trường. Hầu hết các hoạt động xúc tiến, quảng bá được thực hiện trên diện rộng, chưa có tính hệ thống và liên tục, xúc tiến đại trà cùng một số nội dung tới tất cả các thị trường. Do vậy chỉ có thể xây dựng hình ảnh tích cực nói chung, chưa thể có sự hình thành rõ nét về thương hiệu du lịch Thanh Hóa. Hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa chưa được xây dựng một cách đồng bộ, tạo sự kết nối với chiến lược định vị thương hiệu du lịch để tạo một ấn tượng thật sự chuyên nghiệp trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.

Có thể nói, việc xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa là rất cần thiết nhằm tận dụng được các lợi thế, nguồn lực về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch của tỉnh, thu hút khách du lịch đến với Thanh Hóa, góp phần hoàn thành mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]