(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngay dưới chân núi Đào - một trong hai ngọn núi đá nổi tiếng thuộc xã Đông Tiến (Đông Sơn), di tích lăng mộ và đền thờ phòng ngự sứ Thiều Thốn (1326-1380) từ lâu đã trở thành niềm tự hào, nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá của người dân nơi đây.

Tĩnh lặng, an nhiên nơi an nghỉ của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Ngay dưới chân núi Đào - một trong hai ngọn núi đá nổi tiếng thuộc xã Đông Tiến (Đông Sơn), di tích lăng mộ và đền thờ phòng ngự sứ Thiều Thốn (1326-1380) từ lâu đã trở thành niềm tự hào, nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá của người dân nơi đây.

Tĩnh lặng, an nhiên nơi an nghỉ của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Thọ Sơn, tổng Thanh Khê (nay là xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), Phòng ngự sứ Thiều Thốn được lịch sử ghi nhận là vị tướng tài năng, nhân cách, phẩm giá, một lòng phò vua giúp nước, giữ yên bờ cõi, cuộc sống của Nhân dân. Sau khi mất ông được an táng tại quê nhà, ngay dưới chân núi Đào, được sắc phong “Thượng đẳng Phúc thần Đại vương” và cho phép người dân địa phương lập đền thờ phụng, tế lễ theo “điển phép Nhà nước”. Các đời vua sau đó đều ban tặng sắc phong.

Tĩnh lặng, an nhiên nơi an nghỉ của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Trải qua thời gian, lăng mộ và đền thờ phòng ngự sứ Thiều Thốn xuống cấp. Nhằm bày tỏ tấm lòng tri ân, tưởng nhớ sâu sắc công lao, đóng góp của ông với đất nước, cùng với kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh và các tổ chức, cá nhân, con cháu dòng họ Thiều trong cả nước, Nhân dân địa phương, nhiều hạng mục đã được tu bổ, tôn tạo khang trang với tổng kinh phí đầu tư khoảng 14 tỷ đồng. Tam quan dẫn vào khu đền thờ và lăng mộ rợp mát bóng cây xanh, hồ bán nguyệt.

Tĩnh lặng, an nhiên nơi an nghỉ của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Khu nhà bia lưu lại tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Tĩnh lặng, an nhiên nơi an nghỉ của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Không phô trương, hào nhoáng, chính điện được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, theo kiến trúc truyền thống mang đến cảm giác gần gũi, an yên như chính con người, phẩm chất của phòng ngự sứ Thiều Thốn lúc sinh thời.

Tĩnh lặng, an nhiên nơi an nghỉ của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Sự đặc sắc trong kiến trúc nghệ thuật chính điện nằm ở những đường nét cong cong tinh tế, hoa văn, hoạ tiết chạm trổ, điêu khắc công phu.

Tĩnh lặng, an nhiên nơi an nghỉ của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Các ban thờ được bài trí trang nghiêm, thể hiện sự thành tâm tôn kính với nhân vật được thờ.

Tĩnh lặng, an nhiên nơi an nghỉ của phòng ngự sứ Thiều Thốn

Phía sau chính điện, mộ phòng ngự sứ Thiều Thốn như hoà vào cảnh sắc thiên nhiên xanh mát, yên tĩnh, thầm thì kể lại câu chuyện về người con ưu tú của làng xã, dòng họ; đồng thời nhắc nhở các thế hệ cháu con hôm nay phải biết noi gương người xưa mà nỗ lực phấn đấu, cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Hoàng Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]