(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa xác định du lịch là một trong 5 chương trình kinh tế trọng tâm, dựa trên việc khai thác ngày càng hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có về tự nhiên và nhân văn, là định hướng phù hợp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ưu tiên nguồn lực, thúc đẩy du lịch “cán đích” mục tiêu tăng trưởng

Thanh Hóa xác định du lịch là một trong 5 chương trình kinh tế trọng tâm, dựa trên việc khai thác ngày càng hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có về tự nhiên và nhân văn, là định hướng phù hợp.

Cũng vì vậy, sự ra đời của “Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020” được ban hành tại Quyết định số 290 ngày 27/5/2016 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, có thể xem là một bước đột phá trong tư duy và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.

Theo đó, mục tiêu đề ra đến năm 2020 Thanh Hóa sẽ đón được 42,3 triệu lượt khách, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,2%/năm, trong đó, khách quốc tế đạt 1,26 triệu lượt; phục vụ 78,85 triệu ngày khách, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,4%/năm, trong đó, khách quốc tế đạt trên 3,715 triệu ngày khách; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 59.850 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh có 900 cơ sở lưu trú với tổng số 40.000 phòng, trong đó, 450 cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1-5 sao; có 40.000 lao động, trong đó, lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chiếm 80%...

Tính đến nay, chương trình đã triển khai được gần 3 năm, với nhiều kết quả quan trọng đạt được. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2018, toàn tỉnh ước đón được 21,527 triệu lượt khách (đạt 50,9% so với mục tiêu CTPTDL), trong đó, khách quốc tế khoảng 573,8 nghìn lượt (đạt 45,5). Ước phục vụ được trên 38,75 triệu ngày khách (đạt 49,1%). Tổng thu du lịch ước đạt 24.923 tỷ đồng (đạt 41,6% so với mục tiêu CTPTDL). Về cơ sở lưu trú, ước đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 785 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 30.150 phòng (đạt 87,2% so với mục tiêu CTPTDL). Về lao động du lịch, ước đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 28.400 lao động (đạt 71% so với mục tiêu CTPTDL), trong đó, lao động được đào tạo, bồi dưỡng là 21.820 người...

Như vậy, để đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2020, ngành du lịch phải bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong 2 năm tới. Muốn vậy, bên cạnh việc ưu tiên nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ của CTPTDL, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật; phát triển sản phẩm mang tính cạnh tranh và hấp dẫn; thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch có trọng tâm, trọng điểm và mang tầm quốc gia, quốc tế...; cần nhấn mạnh đến tính chủ động và ý thức trách nhiệm của các ngành, địa phương, đơn vị trong quản lý Nhà nước về du lịch và thực hiện CTPTDL.

B.A


B.A

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]