(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân nằm trong làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng , TP Thanh Hóa) là di tích lịch sử - văn hóa có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Hằng năm vào ngày 3-3 âm lịch, Nhân dân trong làng lại nô nức tổ chức lễ hội.

Về Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân xem lễ hội

Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân nằm trong làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng , TP Thanh Hóa) là di tích lịch sử - văn hóa có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Hằng năm vào ngày 3-3 âm lịch, Nhân dân trong làng lại nô nức tổ chức lễ hội.

Về Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân xem lễ hội

Di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ Lê Uy - Trần Khát Chân.

Đức Thánh cả Lê Uy là một vị tướng tài vào cuối thời Lý, đã có công đánh đuổi quân Chiêm Thành. Ngài hy sinh tại thượng trang Đông Sơn, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa cũ.

Để tưởng nhớ công ơn của ngài, Nhân dân đã lập đền để thờ. Tương truyền, Vua Trần Thái Tông khi thân chinh đi dẹp giặc Chiêm Thành, qua quãng sông Mã đối diện trên bờ sông dựng đền thờ ngài, thuyền ngự không thể tiếp tục đi, cứ quay tròn tại chỗ. Nhà vua cho rằng trong vùng có mộ thiêng, nên cho lính lên bờ tìm hiểu và thấy đền thờ ngài. Nhà vua kính cẩn cáo trước đền rằng: Mong ngài phù hộ, đánh thắng giặc ngoại xâm, lúc quay về sẽ tạ ơn.

Lời thỉnh cầu đã linh nghiệm, khi thắng trận trở về nhà vua đã phong cho ngài là “Thượng đẳng phúc thần”, đồng thời di chuyển đền về chân núi Yên Ngựa thuộc làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa ngày nay.

Sau nhiều năm không gian bên ngoài đền không được chú trọng đầu tư, đến nay con đường bao quanh vành đai hồ bán nguyệt đã được tôn cao, khuôn viên được chỉnh trang, sân đền được lát lại và thêm khu vực trang trí tiểu cảnh đẹp mắt. Đền cũng được chỉnh trang, khoác lên mình chiếc áo mới để đón mùa lễ hội làng. Đền vẫn còn một số hiện vật gốc như: bài vị, đại tự, và 31 sắc phong... Tuy vậy, phía trong đền nhiều hạng mục xuống cấp, hư hỏng nặng.

Về Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân xem lễ hội

Con đường mới, khang trang uốn lượn quanh hồ bán nguyệt.

Về Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân xem lễ hội

Đền thờ là di tích lịch sử - văn hóa có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Về Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân xem lễ hội

Nhiều hạng mục xuống cấp, hư hỏng nặng cần được trùng tu, tôn tạo..

Hằng năm, để tưởng nhớ công ơn của ngài, vào các ngày 2 và 3-3 âm lịch, lễ hội được tổ chức quy mô. Bắt đầu với nghi thức đội lễ, dâng lễ từ nhà văn hóa làng vào Đền thờ Lê Uy - Trần Khát Chân của các bản hội, bà con Nhân dân và du khách. Sau các nghi thức dâng hương, tế lễ… đông đảo Nhân dân và du khách cùng tham gia rước kiệu thành hoàng làng Trịnh Thế Lợi từ Đền Đức Thánh cả Lê Uy về miếu Nhị.

Về Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân xem lễ hội

Nghi thức rước kiệu trong lễ hội làng cổ Đông Sơn. (Ảnh tư liệu)

Về Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân xem lễ hội

Bà con đội lễ lên đền. (Ảnh tư liệu)

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Vệ, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng làng Đông Sơn: “Điểm mới của lễ hội năm 2022 là có thêm phần thượng cờ ở núi voi. Ngoài ra, phần hội sẽ tổ chức các trò kéo co, cờ tướng, đấu vật, đập nồi đất...

Tại đền tối mùng 2 tháng 3 âm lịch có đêm nhạc do phụ nữ làng Đông Sơn đảm nhiệm, trong đó mời 5 phố làng lân cận tham gia. Đặc biệt trong đêm hát văn sẽ có cỗ chạ giữa làng Hến, Thiệu Khánh và làng Đông Sơn với mong muốn nhận lộc của thần ban tặng.

Việc duy trì tổ chức lễ hội truyền thống góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của di tích nói riêng và của làng cổ Đông Sơn nói chung.

CHI ANH


CHI ANH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]