(vhds.baothanhhoa.vn) - Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền Cây Vải còn được biết đến với tên gọi đền Trà Sơn, tọa lạc trên địa bàn làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn), là nơi thờ Ngọc Thủy Tinh công chúa đã có công “âm phù” cho Vua Quang Trung trên đường hành quân ra Bắc đại phá quân Thanh.

Về làng Nghĩa Môn thăm đền Cây Vải

Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền Cây Vải còn được biết đến với tên gọi đền Trà Sơn, tọa lạc trên địa bàn làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn), là nơi thờ Ngọc Thủy Tinh công chúa đã có công “âm phù” cho Vua Quang Trung trên đường hành quân ra Bắc đại phá quân Thanh.

Về làng Nghĩa Môn thăm đền Cây Vải

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền Cây Vải tựa lưng vào núi thấp, trước mặt là hồ nước trong xanh.

Nghĩa Môn vốn là ngôi làng cổ ở phủ Tống Sơn xưa kia. Nơi đây có đền Cây Vải quy mô không lớn nhưng thâm nghiêm nằm tựa lưng vào núi thấp, trước mặt là hồ nước trong xanh quanh năm mát lành. Người dân địa phương tin rằng, đền đã có lịch sử khởi dựng từ xa xưa. Di tích thờ Ngọc Thủy Tinh công chúa - con gái của Động Đình long vương.

Về làng Nghĩa Môn thăm đền Cây Vải

Người dân địa phương tin rằng di tích đền Cây Vải thờ Ngọc Thủy Tinh công chúa - con gái Động Đình long vương.

Tương truyền, vua nhà Lý trên đường xuống phương Nam dẹp giặc Chiêm Thành, khi qua làng Nghĩa Môn đã được Ngọc Thủy Tinh công chúa mộng báo kế sách dẹp giặc. Thắng trận trở về, không quên ơn thần linh giúp đỡ, nhà vua đã sắc phong mỹ tự “Trấn trạch Động Đình Hồ Trung Liệt nữ Ngọc Thủy Tinh công chúa trợ quốc Thượng đẳng thần” cho di tích đền Cây Vải và vị thần được thờ.

Đến cuối thế kỷ XVIII, Vua Quang Trung trên đường hành quân thần tốc ra Bắc cũng được Ngọc Thủy Tinh công chúa “âm phù” để đại phá quân Thanh xâm lược. Sau khi lên ngôi, nhà vua đã ban tặng cho đền Cây Vải đôi câu đối ngợi ca: “Ân ba mặc tướng Thiên Tiên nữ/ Sắc mệnh bao phong thế phúc thần”.

Về làng Nghĩa Môn thăm đền Cây Vải

Hậu cung đền Cây Vải được tôn tạo vào thời Nguyễn còn lại đến ngày nay.

Người dân làng Nghĩa Môn bao đời nay vẫn tin rằng, chính Ngọc Thủy Tinh công chúa đã phù trợ vùng đất và con người nơi đây có cuộc sống no đủ, yên bình. Bởi vậy, di tích là điểm tựa tâm linh cho Nhân dân trong làng.

Ông Vũ Văn Trình, người trông coi di tích đền Cây Vải tự hào cho biết: “Ngọc Thủy Tinh công chúa là vị thần bảo trợ cho người dân chúng tôi. Ngoài dịp lễ, tết, thì vào ngày tuần (rằm, mùng 1) các gia đình trong làng lại ra đền dâng hương, cầu mong điều tốt đẹp. Đặc biệt, lễ hội đền Cây Vải diễn ra vào ngày 20 tháng 2 âm lịch thu hút đông đảo các dòng họ, con cháu xa gần về dâng hương, vãn cảnh”.

Về làng Nghĩa Môn thăm đền Cây Vải

Đền Cây Vải là “điểm tựa” tâm linh cho người dân địa phương.

Ông Trịnh Xuân Hải, công chức văn hóa - xã hội phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn) cho biết: “Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, đền Cây Vải được khởi dựng thời Lý, đến thời nhà Nguyễn thì được tôn tạo lại. Trải qua thời gian, đến nay, dấu tích của đền thờ chủ yếu chỉ còn ở phần hậu cung được giữ gìn khá nguyên vẹn. Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Cây Vải tuy quy mô không lớn nhưng mang nhiều giá trị về mặt tín ngưỡng tâm linh…”.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]