(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm khép mình bên dòng sông, men theo núi Thông sẽ đến chùa Thông, ngôi chùa được người dân địa phương thường gọi là Thung tự sơn (chùa trong núi), hay còn có tên khác là chùa Báo Văn (theo tên làng) là một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trước đây thuộc xã Nga Lĩnh (nay là xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn).

Về Nga Sơn ngắm "Chùa trong núi"

Nằm khép mình bên dòng sông, men theo núi Thông sẽ đến chùa Thông, ngôi chùa được người dân địa phương thường gọi là Thung tự sơn (chùa trong núi), hay còn có tên khác là chùa Báo Văn (theo tên làng) là một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trước đây thuộc xã Nga Lĩnh (nay là xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn).

Về Nga Sơn ngắm “Chùa trong núi”

Năm 2009 chùa Thông được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Được biết, trước khi làm hồ sơ đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh, chùa Thông được truyền rằng có từ thời nhà Nguyễn. Chùa được xây dựng bằng các loại vật liệu là gạch, vôi vữa, kiến trúc theo kiểu vòm cuốn ở chính điện, bái đường, hiên chùa. Chùa không sử dụng vật liệu gỗ.

Về Nga Sơn ngắm “Chùa trong núi”

Về Nga Sơn ngắm “Chùa trong núi”

Không gian chùa Thông thoáng đãng, sạch đẹp, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá của người dân địa phương.

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, chùa đã trải qua nhiều biến cố, chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử. Nơi đây từng là vọng gác quan trọng trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở thế kỷ XIX để bảo vệ căn cứ Ba Đình; địa điểm liên lạc và nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng thời kỳ 1941-1945 của Đảng như Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Xuân Phong....

Về Nga Sơn ngắm “Chùa trong núi”

Công trình được thiết kế, xây dựng trên nền móng cũ nhưng quy mô rộng lớn hơn.

Chùa Thông được biết đến là nơi không chỉ dành riêng cho việc thờ Phật mà đã thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa làng xã có ảnh hưởng trực tiếp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây. Với những giá trị to lớn về văn hóa lịch sử, cách mạng, ngày 30-12-2009, chùa Thông đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Về Nga Sơn ngắm “Chùa trong núi”

Tấm bia đá ẩn trong bức tường cũ của chùa được phát hiện khi trùng tu, tôn tạo.

Năm 2014 nhà chùa cùng với Nhân dân đã tu bổ, tôn tạo và đến năm 2017 thì hạng mục Lầu Quan âm và Tháp Tổ được khởi công xây dựng. Đến năm 2020 tiếp tục xây dựng tam quan. Đến nay chùa Thông đã hoàn thiện các hạng mục.

Về Nga Sơn ngắm “Chùa trong núi”

Ni sư Thích Đàm Chính trụ trì gần 30 năm ở chùa chia sẻ: “Nhờ có việc trùng tu, sửa chữa, mà nhà chùa đã phát hiện được tấm bia đá ẩn sâu trong bức tường cũ đề năm 1702 thời Lê Trung Hưng. Đây là hiện vật cổ chứng minh chùa có lịch sử lâu đời”.

Hà Hiếu


Hà Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]