(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền Rồng - đền Nước thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh năm 1993. Nằm ở nơi sơn thủy hữu tình, nơi đây không chỉ có giá trị về văn hóa lịch sử mà còn là một điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về thăm đền Rồng - đền Nước

Đền Rồng - đền Nước thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh năm 1993. Nằm ở nơi sơn thủy hữu tình, nơi đây không chỉ có giá trị về văn hóa lịch sử mà còn là một điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.

Di tích đền Rồng.

Qua lời kể của ông Bùi Văn Kình, Phó Trưởng ban quản lý Di tích đền Rồng, đền Nước cho biết: Đền Rồng là nơi thờ Mẫu thượng Ngàn, đền Nước là nơi thờ Mẫu Thoải, có lịch sử xây dựng hàng trăm năm. Đền tựa lưng vào vách núi trông ra dòng sông mát. Đền Rồng được xây dựng bằng đá tạo lên một vẻ thuần khiết mà rất ít nơi có được, tạo nên không gian hoang sơ mà thanh tịnh.

Trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của thiên nhiên, có thời kỳ đền Rồng - đền Nước bị xuống cấp. Trong những năm qua, đặc biệt kể từ khi Di tích đền Rồng - đền Nước được xếp hạng, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhờ làm tốt công tác xã hội hóa, di tích đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, đáp ứng được tín ngưỡng của nhân dân. Cùng với việc mở rộng, tôn tạo đền Rồng, khuôn viên trước đền, khu để xe, đường dẫn vào đền cũng được xây dựng.

Sau khi chiêm bái cảnh non nước hữu tình ở đền Rồng, du khách đi theo con đường nhỏ đã được bê tông hóa đến đền Nước. Đền Nước nằm tựa trên một sườn núi hướng ra con suối trong vắt. Điều đặc biệt, ở dòng suối này còn xuất hiện đàn cá với hàng ngàn con có trọng lượng từ 2 - 5kg mỗi con. Người dân quanh khu vực cũng quen gọi đây là đàn cá thần. Mỗi khi du khách đến đây đều lạ lẫm, thích thú ngắm nhìn và chụp một vài kiểu ảnh cùng đàn cá.

Lễ hội đền Rồng - đền Nước được diễn ra vào 24/2 âm lịch hằng năm. Trong lễ hội có phần rước kiệu từ đền Rồng đến đền Nước và nhiều các hoạt động văn hóa như: hát đúm, nhảy sạp... Những người dân tộc Mường thường được chọn để đứng làm lễ. Vào mùa lễ hội, trung bình mỗi ngày di tích đón trên 300 lượt khách về dâng hương vãn cảnh.

Ai đã từng đặt chân đến khu di tích đền Rồng - đền Nước chắc hẳn sẽ không thể quên được nét đẹp cổ kính như một bức tranh sơn thủy mà danh thắng này mang lại. Hy vọng không xa nữa, đây sẽ là một điểm đến hấp dẫn, không thể thiếu trong mỗi hành trình của du khách khi về thăm Thanh Hóa.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]