(vhds.baothanhhoa.vn) - Công tác xã hội hóa trong phát triển du lịch dựa trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, khai thác tối ưu lợi thế so sánh, đề cao vai trò, trách nhiệm của mọi thành phần, đặc biệt là vai trò của cộng đồng, những người đang góp phần tạo dựng nên môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, thân thiện và ấn tượng đối với du khách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã hội hóa trong phát triển du lịch: Từ cộng đồng đến toàn xã hội

Công tác xã hội hóa trong phát triển du lịch dựa trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, khai thác tối ưu lợi thế so sánh, đề cao vai trò, trách nhiệm của mọi thành phần, đặc biệt là vai trò của cộng đồng, những người đang góp phần tạo dựng nên môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, thân thiện và ấn tượng đối với du khách.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng

Nếu nhìn nhận xã hội hóa chỉ dưới góc độ huy động nguồn lực kinh tế, thiết nghĩ là chưa đủ. Nghị quyết 92 của Chính phủ về “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”, đã đặt ra yêu cầu đối với các địa phương trong việc tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch. Điều đó cho thấy tính cộng đồng trách nhiệm trong phát triển du lịch là rất lớn.

Bởi con số hàng triệu lượt khách và hàng nghìn tỷ đồng doanh thu du lịch mỗi năm, không chỉ là kết quả của những chính sách vĩ mô, những dự án đầu tư, hay các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại, mà còn từ sự nỗ lực tưởng chừng nhỏ bé của từng cá nhân, ở mỗi khâu, đoạn.

Gia đình anh Hà Văn Minh (xã Lũng Cao, huyện Bá Thước) là một trong những hộ đầu tiên làm du lịch homestay tại Bá Thước. Anh cho biết, năm 2010, gia đình anh và một số hộ dân trong bản được dự án FFI (Tổ chức phi chính phủ Hà Lan) tập huấn kiến thức làm du lịch cộng đồng (nấu ăn, hướng dẫn viên địa phương...) và hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, bể nước, chăn ga gối đệm. Thời gian đầu khách đến chưa nhiều, nên làm homestay chỉ là việc “làm thêm”, cũng là vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm. Dần dà, các hộ đã kết nối được với một công ty lữ hành để có nguồn khách thường xuyên hơn. Hiện mỗi năm gia đình anh đón được khoảng 200 lượt khách, trong đó, đa phần là khách nước ngoài. Nhờ vào nguồn thu nhập tương đối ổn định, anh và những hộ làm du lịch cộng đồng ở đây đã đầu tư thêm nhiều đồ dùng gia đình, cải tạo, nâng cấp cơ sở lưu trú. Đặc biệt, tích cực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương như: làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa... góp phần phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Làm du lịch mang lại sinh kế cho nhiều hộ dân, đồng thời việc trao quyền cho người dân cũng là một giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực từ phát triển du lịch đến môi trường.

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua các hội chợ.

Doanh nghiệp ngày càng tích cực tham gia xã hội hóa

Có thể nói, việc tham gia hoạt động xã hội hóa cũng chính là cơ hội để xây dựng uy tín, thương hiệu của mỗi doanh nghiệp khi tham gia. Bởi ngoài các cơ quan, đơn vị Nhà nước thì chính các doanh nghiệp du lịch là yếu tố để khai thác đa dạng các kênh tiếp cận khách hàng.

Theo ông Trần Đình Sơn - Phó Chủ tịch HHDL Thanh Hóa, cho biết: Ngoài các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch thì việc thực hiện công tác xã hội hóa du lịch chưa có một lộ trình kế hoạch, chiến lược cụ thể. Bởi thực tế, mỗi dịp sự kiện du lịch sắp diễn ra mới có kế hoạch huy động nguồn lực từ công tác xã hội hóa. Một phần lý do là phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại thêm tình hình kinh tế của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, hầu hết doanh nghiệp đều tài trợ bằng tài sản và sản phẩm tự có. Ví dụ như một số khách sạn như Lam Kinh, Sao Mai, Thiên Ý thường xuyên hỗ trợ kinh phí nghỉ, hỗ trợ văn phòng các cuộc họp...”.

Công tác xã hội hóa du lịch là một trong những hoạt động thiết thực, mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Tuy nhiên, cũng cần khách quan nhìn nhận, các cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, hiện vẫn chưa thực sự tạo được cú hích lớn. Điều đó khiến cho việc huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào du lịch còn hạn chế. Chính vì vậy, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần sớm đưa ra lộ trình, chiến lược cụ thể để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong thời gian tới. Đồng thời có chính sách đặc thù, khuyến khích các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động này.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]