(vhds.baothanhhoa.vn) - Xuân Minh (huyện Thọ Xuân) là cái nôi cách mạng của tỉnh, đỉnh cao là thời kỳ 1930-1945. Đồng thời, cũng là nơi có 13 di tích được công nhận cụm di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia.

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Xuân Minh (huyện Thọ Xuân) là cái nôi cách mạng của tỉnh, đỉnh cao là thời kỳ 1930-1945. Đồng thời, cũng là nơi có 13 di tích được công nhận cụm di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia.

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Trong thời kỳ 1930 -1945, làng Phong Cốc, Thuần Hậu, Xá Lê, Ngọc Trung… là một trong những trung tâm cách mạng tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa.

Giai đoạn này nhiều hội nghị quan trọng để củng cố và thống nhất Đảng bộ tỉnh diễn ra tại đây. Cán bộ Xứ ủy, Tỉnh ủy thường xuyên qua lại hoạt động đã được quần chúng Nhân dân che chở, bảo vệ.

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Nhằm đối phó với phong trào cách mạng xã Xuân Minh, tháng 7-1941 hàng trăm lính tinh nhuệ của Pháp đã về đóng ở đình làng, đồng thời xây dựng đồn Phong Cốc. Đồn được xây dựng quy mô gồm 3 tầng, mỗi tầng đều có lỗ chĩa súng đi các hướng như lô cốt. Nơi này hiện chỉ còn dấu vết nền móng.

Kẻ thù nhiều lần tập trung lực lượng khủng bố các làng của xã nhưng không thể dập tắt được ý chí, ngọn lửa cách mạng của người dân nơi đây.

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Đình làng Phong Cốc, là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Năm 1946, đình là nơi đặt máy in tiền của Chính phủ. Giai đoạn 1947 - 1952 là xưởng quân nhu của bộ đội.

Các phong trào cách mạng liên tục phát triển từ thấp lên cao như đòi cải cách hương thôn, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan. Riêng ở làng Phong Cốc, việc đấu tranh chống lại tệ bất công diễn ra khôn khéo, có tổ chức với sự hưởng ửng của đông đảo quần chúng Nhân dân, buộc bọn lý hương phải chấp thuận lệ làng không phân biệt giàu nghèo, ai cũng có nghĩa vụ đóng góp như nhau (đưa ma, đắp đường, tuần làng…). Việc đấu tranh đòi xóa bỏ và giảm bớt các hủ tục phong kiến cũng thu được nhiều kết quả.

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Nnà thờ Cổ Chùy tức Trịnh Khắc Chủy, có con trai là Trịnh Khắc Chủng tham gia hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8-1945. Tại đây, cuối tháng 6-1941, hơn 60 đại biểu cách mạng trong tỉnh về dự Đại hội mặt trận phản đế cứu quốc Thanh Hóa, đồng thời nhất trí chủ trương, xúc tiến nhanh chóng xây dựng vành đai căn cứ địa cách mạng, đồng thời phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh. Đây cũng là nơi nuôi dấu, bảo vệ cán bộ cách mạng cốt cán của tỉnh về đây chỉ đạo phong trào.

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Ông Nguyễn Xuân Thúy từng là Bí thư Đảng bộ Tân Việt Thanh Hóa năm 1928. Ông cũng là một trong số cán bộ đảng viên có công trong việc thành lập Đảng bộ Thanh Hóa. Ông từng bị đế quốc Pháp cầm tù nhiều lần. Ngôi nhà này từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến thành lập tổ chức Tân Việt...

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Ông Nguyễn Văn Hồ (1908 - 1984) là cán bộ lãnh đạo của Đảng Tân Việt Thanh Hóa, là người tham gia thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1930 - 1931.Ông bị đế quốc Pháp bắt tuyên án 10 năm khổ sai, giam ở nhà tù Lao Bảo. Tại đây đã diễn ra nhiều cuộc hội nghị, gặp gỡ của cán bộ Đảng Tân Việt, vận động chuyển hóa sang tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản.

Từ nhóm cộng sản đầu tiên ở làng Phong Cốc đã phát triển nhanh chóng sang các làng Ngọc Trung, Thuần Hậu, Xá Lê, Ngọc Trung, sau đó lan rộng đến các làng Canh Hoạch (xã Xuân Lai), Phúc Bồi (Thọ Lập), Yên Lãng (Phú Yên), xã Xuân Hòa, Hạnh Phúc của huyện Thọ Xuân…

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Ông Đỗ Huy Kính là cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945, có nhiều đóng góp trong việc liên lạc chấp nối với nhiều cán bộ cốt cán của Đảng như Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong... Nhà ông là cơ sở cách mạng tin cậy của Đảng, tại đây đã diễn ra hội nghị đại biểu cơ sở Đảng trong tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bùi San, xứ ủy viên Trung Kỳ để thống nhất về mặt tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6.Thời gian này, cơ quan in của Đảng bộ tỉnh cũng được đóng tại đây.

Xuân Minh, vùng quê cách mạng

Công sở xã Xuân Minh hôm nay được đầu tư khang trang, quy mô

Xã Xuân Minh được Nhà nước công nhận 13 điểm di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia năm 1993, gồm đình làng Phong Cốc, nhà ông Nguyễn Xuân Thúy, nhà ông Nguyễn Văn Hồ, nhà ông Nguyễn Xuân Oanh, nhà ông Đỗ Huy Trinh, nhà ông Đỗ Huy Kính, nhà ông Đỗ Huy Trai, Mã Nung, nhà ông Trịnh Văn Phan, đình làng Xá Lê, nhà thờ cố Chủng và đồn Phong Cốc, địa điểm vườn trầu.

Trung Lê - Thu Thủy


Trung Lê - Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]