Điểm nhấn chất lượng giáo dục của một trường huyện
Năm học 2023-2024, trường có điểm đầu vào đứng thứ 43 toàn tỉnh, tuy nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, trường có tổng số học sinh đạt 27 điểm trở lên ở các môn chuyên đứng thứ 2 toàn tỉnh (chỉ sau Trường THPT Chuyên Lam Sơn). Trường thường xuyên có học sinh đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học top đầu cả nước. Đó là Trường THPT Yên Định 1 (Yên Định).
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, trường có số điểm bình quân đạt 7.15, có 151 học sinh đạt trên 27 điểm khối thi Đại học, xếp thứ 2 toàn tỉnh (sau Trường THPT Chuyên Lam Sơn). Có 25 học sinh đạt điểm 10 môn thi (xếp thứ 2 toàn tỉnh sau trường THPT Hậu Lộc 1), có học sinh thủ khoa kép của tỉnh (ban Khoa học tự nhiên của tỉnh và Khối A01). Có 5 học sinh đạt kết quả cao được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, có 2 học sinh được Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh tặng Giấy khen. Nhà trường vượt 18 bậc trong xếp hạng chất lượng tuyển sinh đầu vào
Trước đó, năm học 2022 - 2023, nhà trường có điểm số tuyển sinh đầu vào xếp thứ 52 toàn tỉnh, tuy nhiên chất lượng học sinh đầu ra đã vượt 31 bậc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó, nhà trường có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp, trong đó có 82 học sinh đạt trên 27 điểm khối thi đại học, 3 học sinh đạt từ 29 điểm trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen, có 3 học sinh được Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh tặng giấy khen.
Tập thể giáo viên, học sinh Trường THPT Yên Định 1.
Học sinh thủ khoa kép của trường là em Phạm Ngọc Huy. Với 55,95 điểm, em là thủ khoa Ban Khoa học tự nhiên của tỉnh; và là thủ khoa đợt 5 kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội với tổng điểm 90,2. Ngọc Huy cũng là gương mặt xuất sắc trong cuộc thi Chung kết Âm vang xứ Thanh và Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023.
Chia sẻ bí quyết học tập của mình, Ngọc Huy cho biết: Việc học trên lớp giúp em nắm rõ kiến thức cơ bản, học nâng cao phải tự mình tìm tòi, nghiên cứu, tham gia học thêm với thầy cô, tham khảo các khóa học trên mạng... Mỗi người đều có thể tự tìm cho mình một cách học phù hợp”.
Lê Hoàng Anh, cũng là một học sinh tiêu biểu của Trường THPT Yên Định 1, em đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội với 28,8 điểm. Kết quả đáng tự hào này ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn có sự định hướng, dẫn dắt của thầy cô nhà trường. “Ngay từ khi thi đỗ vào trường, chúng em được đăng ký khối học dựa trên nguyện vọng bản thân. Và trong suốt quá trình học tập, thầy cô giáo sẽ giúp đỡ, chỉ dẫn để chúng em khắc phục phần học nào yếu, đồng thời phát huy thế mạnh” - em Lê Hoàng Anh chia sẻ.
Có được những điểm sáng về chất lượng giáo dục như vậy, theo thầy Lê Văn Hiển, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Sau khi tuyển sinh đầu vào, nhà trường chủ động trong việc phân hóa, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học tập để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học.
Học sinh Lê Hoàng Anh.
Trong đó, nhà trường chú trọng hoạt động tương tác trực tiếp giữa giáo viên giảng dạy và học sinh nhằm giải đáp những thắc mắc, lo lắng của các em trong thời gian làm quen với môi trường học ở bậc THPT. Đồng thời, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập bộ môn của các học sinh khóa trước, cựu học sinh của trường đạt thành tích cao trong học tập hiện là sinh viên các trường đại học lớn trong nước.
Một hoạt động văn nghệ của Trường THPT Yên Định 1.
Từ đó, mỗi học sinh tích lũy, đề ra phương pháp tự học bộ môn phù hợp với năng lực bản thân và có hiệu quả cao. Nhà trường giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tư vấn, chia sẻ thêm các phương pháp tự học các bộ môn có hiệu quả nhằm giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học.
VÂN ANH
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:02:00
Thận trọng với đồ ăn vặt trước cổng trường
-
2024-11-20 06:38:00
Cô giáo cuộc đời tôi...
-
2024-10-07 15:56:00
Chuyện học ở Ché Lầu
Lan tỏa hành động đẹp của thiếu nhi xứ Thanh
Nỗ lực kiên cố hóa trường, lớp
Hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn
Trăn trở chuyện dạy thêm, học thêm
Sổ liên lạc điện tử có cần thiết?
Định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên
Khắc phục khó khăn, nỗ lực đưa học sinh ra lớp
Phát triển kỹ năng “mềm” cho học sinh thông qua các câu lạc bộ, đội, nhóm sở thích
Khó đảm bảo quy định sĩ số học sinh tiểu học