“Điểm tựa” của bản làng: Nói được, làm được
Những năm qua, các bản, làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới xứ Thanh ngày càng thay da, đổi thịt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên. Có được kết quả ấy, là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Họ chính là “điểm tựa” ngày đêm chung sức, đồng lòng cùng chính quyền địa phương xây dựng bản, làng no ấm, bình yên và phát triển.
NCUT Lầu Minh Pó ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát) tuyên truyền cho người dân về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Từ những tấm gương
Ông Lầu Minh Pó, 63 tuổi, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên ở xã Pù Nhi (Mường Lát). Ông nguyên là Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát, sau khi nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội, ông được bà con bầu là NCUT bản Pù Toong, xã Pù Nhi. Bằng uy tín của mình, ông đã tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ các hủ tục. Cùng với đó, ông tích cực vận động anh em dòng họ, người dân trong xã thực hiện tốt nếp sống văn hóa mới, xóa bỏ các hủ tục trong tang lễ vùng đồng bào Mông. Bằng sự tích cực vận động, tuyên truyền của ông, đến nay 100% đám tang đã đưa người chết vào quan tài và không bắn súng thông báo khi có người chết như trước, 100% bản Mông đã đưa quy ước thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vào hương ước của bản, các đám tang thực hiện việc chôn cất trong 48 giờ, việc tổ chức ăn uống linh đình trong đám tang đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, ông còn vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch, nhiệm vụ địa phương, không theo những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Tham gia phòng, chống các hoạt động diễn biến hòa bình, chống phá Đảng, Nhà nước ta, bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) xã hội tại địa phương; vận động Nhân dân thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, phòng, chống các loại tội phạm, giáo dục con em, người thân trong gia đình, dòng họ không phạm tội, chăm lo lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo... "Muốn đồng bào nghe theo, thì mình phải gương mẫu trước đã. Bản thân mình phải có lối sống lành mạnh, chăm chỉ lao động, tích cực học hỏi, nâng cao kiến thức pháp luật để tuyên truyền, giải thích, thuyết phục người dân hiểu và tránh xa các tệ nạn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nỗ lực phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững”, ông Pó chia sẻ.
NCUT Bùi Công Bằng, dân tộc Mường ở thôn Thành Minh, xã Thành Long (Thạch Thành) đã cùng với MTTQ, các đoàn thể, công an xã, các tổ ANTT, an toàn xã hội (ATXH) của thôn tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự đồng thuận về chính trị và tư tưởng trong đồng bào theo đạo. Vì thế mà bên cạnh các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện Chỉ thị số 10 và Đề án 375 của UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác đảm bảo ANTT, ATXH khu dân cư, ông Bùi Công Bằng luôn tích cực vận động Nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Gia đình ông đã gương mẫu tự nguyện hiến 600m2 đất cho địa phương mở rộng đường giao thông; thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đồng bào DTTS và các giáo dân...
Những việc làm thiết thực của đội ngũ NCUT có giá trị truyền cảm hứng, nhân lên và lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội, trực tiếp góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh nói chung, khu vực miền núi nói riêng.
Đến "cầu nối" giữa Đảng với Nhân dân
Thanh Hóa có 1.282 NCUT ở 1.281 thôn, bản, khu phố của 183 xã, thị trấn thuộc 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã có xã, thôn miền núi đã và đang thể hiện tốt vai trò là “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với đồng bào DTTS, tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, XDNTM; tham gia xây dựng quy ước, hương ước của địa phương. Trong phát triển kinh tế, NCUT đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, vươn lên làm kinh tế, là những tấm gương có ảnh hưởng tích cực đến công tác xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương; tuyên truyền, vận động Nhân dân thay đổi, bài trừ những tập quán lạc hậu trong việc tang ma, cưới xin, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư”; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc...
Trong bảo đảm quốc phòng, giữ gìn ANTT, an toàn xã hội, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, NCUT đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phát huy tốt vai trò, uy tín của bản thân, vận động Nhân dân các dân tộc tham gia xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; các phong trào, mô hình “Tự quản đường biên, mốc giới và ANTT khu vực biên giới”; chấp hành nghiêm quy chế biên giới; vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ đường biên, cột mốc, không tàng trữ, buôn bán, sử dụng chất ma túy, giữ vững ANTT, phòng, chống các tai tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu lợi dụng truyền đạo trái phép, vận động Nhân dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội... Đồng thời, NCUT làm tốt công tác thông tin hai chiều giữa cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể để nắm tình hình trong Nhân dân ở khu dân cư, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Với sự góp sức của đội ngũ NCUT đã góp phần không nhỏ trong ổn định an ninh, chính trị, trật tự ATXH ở mỗi địa phương. Nhiều điển hình NCUT đã kịp thời phát hiện, cung cấp nhiều nguồn tin quan trọng cho các ngành chức năng trong công tác điều tra, xử lý vi phạm pháp luật. Tiêu biểu như các ông: Lò Văn Khằng, dân tộc Khơ Mú ở khu phố Đoàn Kết (thị trấn Mường Lát); Thao Văn Sinh, dân tộc Mông ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Quan Sơn); Mùa A Lo, dân tộc Mông ở bản Suối Tôn, xã Phú Sơn (Quan Hóa); Lang Minh Huyến, dân tộc Thái ở bản Khẹo, xã Bát Mọt (Thường Xuân)...
Cùng với đó, đội ngũ NCUT đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, là những tấm gương có ảnh hưởng tích cực đến công tác xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương; tuyên truyền, vận động Nhân dân thay đổi, bài trừ những tập quán lạc hậu trong tang ma, cưới xin, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư”; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận Nhân dân để phản ánh kịp thời tới cấp ủy, chính quyền. Vận động đồng bào tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, giữ gìn ANTT, bảo vệ môi trường sinh thái, XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng DTTS và miền núi của tỉnh...
Những đóng góp của đội ngũ NCUT đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh nói chung, khu vực miền núi nói riêng. Đến nay, 11 huyện miền núi có 69 xã, 619 thôn, bản đạt chuẩn NTM...
Bài và ảnh: Khắc Công - Viết Trung
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-08-23 07:00:00
Bản tin Tài chính ngày 23/8: Giá vàng giảm, rời đỉnh cao lịch sử
TP Thanh Hóa: Thu nhận gần 10.000 hồ sơ cấp căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi
Hạn mức công nhận đất ở cho các hộ dân xã Triệu Thành cần được giải quyết sớm
Thị trường bánh trung thu khởi động sớm
Triệu Sơn chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới
Bản tin Tài chính 22/8: Vàng tiếp đà tăng, USD chạm đáy trong vòng 1 năm
Thanh niên TP Thanh Hóa lan tỏa lối sống xanh
Nhiều giải pháp tạo việc làm mới cho lao động
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, giá vé máy bay tăng thế nào?
Bản tin Tài chính 21/8: Giá vàng thế giới lên tầm cao mới, vàng miếng SJC cũng tăng mạnh