Diện mạo mới ở Thạch An
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, những năm qua bộ mặt NTM ở thôn Thạch An, xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) có nhiều chuyển biến, kinh tế khởi sắc, cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Nhờ chịu khó làm ăn, nhiều hộ gia đình ở thôn Thạch An, xã Cẩm Liên có cuộc sống khá giả, xây dựng nhà cửa khang trang.
Thạch An hiện có 90 hộ với 423 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm về trước, Thạch An còn bộn bề những gian khó, tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Nhờ thay đổi tư duy, nhận thức, cùng ý chí vươn lên thoát nghèo, người Dao nơi đây tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Loại bỏ những cây trồng kém hiệu quả, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, keo, mía, gai xanh... góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác. Đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm, người dân có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm phương tiện sản xuất, nghe nhìn phục vụ sinh hoạt, giải trí.
Tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, cùng sự kiên trì, cần cù, chịu khó ham học hỏi, ông Triệu Phúc Quang (65 tuổi, thôn Thạch An) đã thành công khi tìm được hướng phát triển kinh tế phù hợp với mô hình chăn nuôi trâu sinh sản. Hiện gia đình có gần 40 con trâu, ngoài ra còn trồng thêm lúa, ngô và gần 200 đàn ong. Nhờ áp dụng tốt kỹ thuật, đàn vật nuôi sinh trưởng tốt, trừ chi phí mỗi năm gia đình thu về 200 triệu đồng. Sắp tới, ông Quang dự kiến vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiếp tục cải tạo vườn tạp, mở rộng chuồng trại, chăn nuôi thêm một số gia súc khác để tăng nguồn thu nhập...
Gia đình ông Triệu Văn Thành trở nên khấm khá hơn một phần nhờ con cái đi xuất khẩu lao động.
Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, những năm qua người dân Thạch An đã có cái nhìn thực tế hơn về việc đi xuất khẩu lao động. Nhiều trường hợp xuất ngoại trở về đã thoát nghèo, thành hộ khá, đóng góp cho quê hương. Có thể kể đến hộ anh Triệu Văn Thành (SN 1978), từ ngày con trai đi lao động ở Nhật Bản, hằng tháng với số tiền gửi về giúp gia đình cải thiện cuộc sống, có “của ăn, của để”, xây dựng lại nhà cửa. Anh Thành tâm sự: Ban đầu gia đình rất lo lắng khi con trai đi làm ăn xa, sợ con vất vả, thiếu thốn nơi đất khách quê người, cũng may được sự động viên của chính quyền địa phương, cộng với môi trường lao động khá tốt, phù hợp với năng lực, mức lương ổn định, vợ chồng tôi đã yên tâm phần nào.
Theo bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Triệu Duyên Lý: Năm 2021 Thạch An được công nhận thôn đạt chuẩn NTM, diện mạo nông thôn từng bước khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của bà con không ngừng nâng cao. Thôn chỉ còn 2 hộ nghèo, không còn hộ đói, số hộ giàu tăng lên theo từng năm, tỉ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 78,8%. Các quy định về nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang được người dân thực hiện tốt, có sự gắn kết chặt chẽ trong khu dân cư, 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, không có tình trạng bỏ học, nghỉ học giữa chừng. Cảnh quan đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp, các hộ ý thức chấp hành việc thu gom rác thải đúng nơi quy định, sống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Điều đáng mừng, trong sự giao thoa, hội nhập văn hóa mạnh mẽ hiện nay, người Dao nơi đây vẫn giữ gìn, phát huy được nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc như: trang phục, chữ viết, tín ngưỡng, phong tục, tập quán... của dân tộc mình.
Phụ nữ Dao thôn Thạch An giữ gìn nét truyền thống của dân tộc mình thông qua trang phục sinh hoạt hằng ngày.
Bà Phạm Thị Thuận, Phó Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Liên, cho biết: Những năm qua, nhờ những chính sách đặc thù từ các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh, cuộc sống đồng bào Dao thôn Thạch An nói riêng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều hộ dân cần cù, chịu khó khai khẩn ruộng vườn, mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi bò, trồng cây ăn quả... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ chỗ tư tưởng còn mang nặng tính trông chờ, ỷ lại, bà con phấn khởi thi đua lao động, sản xuất để thoát nghèo và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bài và ảnh: Lê Viết
{name} - {time}
-
2025-04-01 14:03:00
Gần 1 triệu bài dự thi tìm hiểu về 50 năm thống nhất đất nước
-
2025-04-01 08:50:00
Hội nghị Nhà báo Thế giới ở Hàn Quốc: Báo chí trong thời đại trí tuệ nhân tạo
-
2024-12-09 07:16:00
Sức vươn ở Piềng Tặt
Bản tin Tài chính 9/12: Giá vàng chốt tuần giảm mạnh, lỗ đậm
Dự báo thời tiết 9/12: Bắc bộ, Trung bộ vẫn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh
Từ những hối hận muộn màng
Tín hiệu tích cực từ những mô hình “con nuôi mới, cây trồng mới” ở huyện vùng biên
Ði dọc miền biển quê Thanh (Bài 3): Bình minh nơi cửa biển
Chim hoang dã già nhất thế giới tìm được bạn tình mới, đẻ trứng ở tuổi 74
Bản tin Tài chính 8/12: Vàng và đồng bạc xanh phục hồi
Cuộc sống “3 không” ở Trạm bảo vệ rừng Vực Dựa
Ði dọc miền biển quê Thanh (bài 2): “Ðánh thức” vùng bãi ngang ven biển, xã đảo đặc biệt khó khăn