(vhds.baothanhhoa.vn) - Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, dịp Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng năm ngoái, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn các cơ sở thờ tự trực thuộc chỉ tổ chức các nghi thức tín ngưỡng của phật giáo trong phạm vi nội bộ, các nhà chùa sau đó thông báo công khai, cụ thể để Nhân dân biết. Nhưng rồi vẫn có rất nhiều người đến chùa thực hành các nghi thức tín ngưỡng dịp đầu năm, phớt lờ khuyến cáo 5K.

Bài học đắt giá, nhưng không hề muộn

Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, dịp Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng năm ngoái, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn các cơ sở thờ tự trực thuộc chỉ tổ chức các nghi thức tín ngưỡng của phật giáo trong phạm vi nội bộ, các nhà chùa sau đó thông báo công khai, cụ thể để Nhân dân biết. Nhưng rồi vẫn có rất nhiều người đến chùa thực hành các nghi thức tín ngưỡng dịp đầu năm, phớt lờ khuyến cáo 5K.

Bài học đắt giá, nhưng không hề muộn

Đáng nói, trong các buổi lễ đầu năm và cúng giải sao Rằm tháng Giêng ở một số chùa, người đông nườm nượp, xe cộ để tràn ra đường, cả nhà chùa và khách lễ đều mặc nhiên với tình trạng đó, coi như không biết những quy định, khuyến cáo đã ban hành. Khi ấy số bệnh nhân COVID-19 chưa nhiều như bây giờ, nên dù cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo nhưng không có nhiều người để ý, lo sợ cả.

Còn tháng Giêng, nhất là Rằm tháng Giêng năm nay, nhiều nhà chùa vẫn tiến hành các buổi lễ đầu năm và dâng sao giải hạn, nhưng số người tham gia ít hơn rất nhiều. Một số cơ sở thờ tự chỉ có người của nhà chùa làm lễ.

Phần lớn các gia đình chỉ lên chùa gửi lễ nhờ nhà chùa cúng hộ, bái thay. Nguyên nhân khiến nhiều người không đến các buổi lễ này là do con số bệnh nhân COVID-19 phát hiện sau tết tăng chóng mặt, nhiều người buộc phải thay đổi thói quen trong sinh hoạt tín ngưỡng nhằm đảm bảo an toàn hơn cho bản thân.

Vì sao nhiều người dân lại phớt lờ khuyến cáo, bất chấp quy định để thực hành tín ngưỡng và chỉ chịu dừng lại khi không thể hoặc có nguy cơ đe dọa? Tâm lý đám đông và việc thực hành tín ngưỡng một cách thiếu hiểu biết đã thôi thúc nhiều người tìm đến các đền, chùa trong điều kiện không đảm bảo an toàn. Con số bệnh nhân COVID-19 tăng đột biến sau tết có phần nguyên nhân từ tình trạng này.

Ai cũng có lòng thành, khát vọng muốn trực tiếp biểu đạt lên các đấng siêu nhiên. Thế nhưng phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và không nhất thiết cứ phải đến đền, chùa mới là có lòng thành. Nhiều người tu hành và nghiên cứu văn hóa đã giải thích rằng phật có ở muôn nơi và phật ở tại tâm. Việc nên làm là tuân theo những răn dạy của phật, tuân thủ quy định, khuyến cáo của cơ quan chức năng khi vào các cơ sở thờ tự, chứ không phải cứ kéo đến đền, chùa theo bước chân của đám đông.

Sau khi quá cởi mở trong việc thực hành tín ngưỡng và tham gia các hoạt động đông người không an toàn dịp đầu xuân, nhiều người đang rất vất vả chống chọi lại bệnh dịch hoặc phải thấp thỏm theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân. Tâm lý ở nhiều người là thường phớt lờ khuyến cáo của cơ quan chức năng để làm theo ý mình, sau đó lại giật mình, lo lắng vì những hậu quả mà mình đã góp phần gây ra. Nếu như họ nhận thức được ngay từ đầu, tuân thủ nghiêm khuyến cáo của cơ quan chức năng và cơ sở thờ tự, thì đâu đến mức như thế.

Đó là bài học đắt giá, nhưng có lẽ chưa phải là muộn.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]