(vhds.baothanhhoa.vn) - Xuất phát điểm có nhiều khó khăn, nhưng nhờ hướng đi đúng, đến nay xã vùng cao Ban Công (Bá Thước) đã vươn mình mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi thay.

Ban Công: Vươn lên từ vùng đất khó

Xuất phát điểm có nhiều khó khăn, nhưng nhờ hướng đi đúng, đến nay xã vùng cao Ban Công (Bá Thước) đã vươn mình mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi thay.

Ban Công: Vươn lên từ vùng đất khó

Vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng xã Ban Công.

Cũng như nhiều địa phương khác của huyện Bá Thước, Ban Công là xã miền núi cao, người dân chủ yếu là đồng bào Mường, Thái, sinh sống rải rác, trình độ dân trí không đồng đều, địa hình đồi núi cao và dốc, kinh tế dựa vào nông - lâm nghiệp là chính, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.

Ban Công: Vươn lên từ vùng đất khó

Guồng nước ở xã Ban Công làđiểm check in thu hút nhiều du khách.

Xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới là tiền đề để phát triển, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Ban Công đã phát động phong thi đua xây dựng nông thôn mới tới từng thôn, bản, tăng cường vận động Nhân đân tham gia, thành lập, củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, phân công rõ người, rõ việc. Xã có thôn Ba đã về đích thôn nông thôn mới kiểu mẫu, đồng thời tiếp tục duy trì, đầu tư nông thôn mới ở các thôn còn lại, chỉ đạo các thôn tu sửa, nâng cấp các tuyến giao thông nông thôn, cầu treo, cầu qua suối. Tích cực huy động mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng hệ thống điện, đường, trường trạm khang trang, sạch đẹp.

Ban Công: Vươn lên từ vùng đất khó

Nghề nuôi cá lồng trên sông đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã.

Phát huy lợi thế về mặt nước nuôi trồng thủy sản, xã đã tập trung duy trì 11,7 ha ao nuôi, tập trung nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao. Không những vậy, Ban Công còn tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Ngoài trồng các loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa… địa phương còn trồng thêm cây gai xanh, mía. Cùng với đó, chăn nuôi tiếp tục được đẩy mạnh, hiện tổng đàn gia súc, gia cầm của xã đã đạt 32.000 con .

Ban Công: Vươn lên từ vùng đất khó

Trung bình hàng năm sản lượng cá lồng ở xã Ban Công ước đạt 50 tấn, đời sống người dân từ đó dần khởi sắc.

Với tiềm năng, thế mạnh là điểm kết nối của khu du lịch Pù Luông cũng như lợi thế về thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng, nhiều bản làng gần như còn vẹn nguyên nét văn hóa truyền thống của đồng vào dân tộc. Ban Công đang thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, xã đã hình thành, xây dựng các tour du lịch khám phá, khuyến khích các hộ dân tu sửa cơ sở vật chất nhà cửa, xây thêm công trình phụ trợ, chỉnh trang khuôn viên để phục vụ đón khách du lịch trong tương lai.

Ban Công: Vươn lên từ vùng đất khó

Người dân mạnh dạn chuyển đổi đất đồi sang trồng cây ăn quả cho thu nhập cao.

Ông Lương Văn Tư, Chủ tịch UBND xã Ban Công cho biết: Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, địa phương đang tập trung hướng người dân làm du lịch cộng đồng, hướng dẫn viên du lịch để khai thác thế mạnh vốn có, từ đó tạo cơ sở cho người dân vươn lên thoát nghèo. Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để khai thác phát triển du lịch, gắn phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Xã hiện có 7 thôn, trong đó các thôn Sát, Chiềng Lau, thôn Ba có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng rất lớn.

TRUNG THỦY


TRUNG THỦY

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]