(vhds.baothanhhoa.vn) - Để giúp cho người dân qua lại giữa hai bờ sông Mã (xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa với xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa), bao năm qua con đò ngang ở bến Vàng (xã Thiệu Quang) vẫn cẫn mẫn, nỗ lực cập bến an toàn.

Bình yên trên những chuyến đò ngang

Để giúp cho người dân qua lại giữa hai bờ sông Mã (xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa với xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa), bao năm qua con đò ngang ở bến Vàng (xã Thiệu Quang) vẫn cẫn mẫn, nỗ lực cập bến an toàn.

Bình yên trên những chuyến đò ngang

Đảm bảo an toàn cho hành khách là yêu cầu bắt buộc của chủ đò.

Thiệu Quang nằm ở phía đông bắc của huyện Thiệu Hóa, phía đông của xã giáp xã Hoằng Xuân (huyện Hoằng Hóa) qua ranh giới tự nhiên là sông Mã. Người dân xã Thiệu Quang nói riêng, huyện Thiệu Hóa nói chung muốn di chuyển sang huyện Hoằng Hóa nhanh chóng thì đều đi bằng đò qua sông.

Vẫn giữ thói quen đi qua đò Vàng mỗi lần có việc gấp phải ra Hà Nội, bà Đỗ Thị Hương (xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa) cho biết: Đi qua đò Vàng giúp bà tiết kiệm được thời gian di chuyển ra Quốc lộ 1A để bắt xe đi Hà Nội.

Bình yên trên những chuyến đò ngang

Tại hai đầu bến đều có bảng nội quy bến khách ngang sông với đầy đủ quy định.

Cũng theo bà Hương, nếu như trước kia mỗi khi đi đò bà không khỏi lo sợ vì bấy giờ, phương tiện thô sơ, chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ, nghiệp vụ lái tàu dựa vào kinh nghiệm, nhưng nay, chủ đò rất chịu khó đầu tư trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó, để được cấp phép hoạt động, chủ đò đã đi tập huấn, cấp bằng lái bà yên tâm hơn.

Chủ đò Đỗ Minh Hải (thôn Chí Cường, xã Thiệu Quang) cho rằng, bến đò chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân các xã Thiệu Thịnh, Thiệu Quang của huyện Thiệu Hóa và xã Hoằng Xuân, Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa qua lại, giao thương. Để đảm bảo cho mỗi chuyến đò qua sông an toàn, đầu năm 2021, ông Hải đã bỏ ra 200 triệu đồng để gia cố, mua thêm áo phao…

Bình yên trên những chuyến đò ngang

Mặc áo phao là yêu cầu bắt buộc với mỗi hành khách

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho hành khách, tránh những trường hợp rủi ro, trước khi đò rời bến, hành khách phải mặc áo phao, chấp hành nghiêm việc sắp xếp đảm bảo khoảng cách an toàn phòng dịch, không vứt, xả ra ra sông…

Ông Đỗ Viết Tứ, Chủ tịch UBND xã Thiệu Quang cho biết: Để đảm bảo an toàn cho hành khách qua sông, UBND xã đã giao cho công an xã quản lý hoạt động của bến đò về đảm bảo phòng dịch; đảm bảo an toàn; số lượng khách theo yêu cầu. Đặc biệt, yêu cầu chủ đò và hành khách qua lại thực hiện nghiêm yêu cầu của Luật Giao thông đường thủy, không vận chuyển hàng hóa cồng kềnh nguy hiểm…

Bình yên trên những chuyến đò ngang

Cập bến an toàn là niềm vui của anh Hải sau mỗi chuyến đò ngang

Được biết, hằng năm huyện Thiệu Hóa và Hoằng Hóa đều tổ chức, hướng dẫn pháp luật về giao thông đường thủy cho các xã có đò ngang qua sông, những người hành nghề trên đường thủy… Từ đó, tạo được ý thức tự giác tuân thủ các quy định về trật tự an toàn giao thông.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]