(vhds.baothanhhoa.vn) - Thành phố của tôi trước đây luôn trong không khí nhộn nhịp, nay trở nên vắng lặng trước tình thế chống dịch COVID-19. Bởi từ ngày 2-9-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn thành phố Thanh Hóa theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Với cá nhân tôi và những người dân đang sinh sống trong thành phố, đây quả là thời điểm khó quên của cuộc đời.

Bình yên trong giông bão

Thành phố của tôi trước đây luôn trong không khí nhộn nhịp, nay trở nên vắng lặng trước tình thế chống dịch COVID-19. Bởi từ ngày 2-9-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn thành phố Thanh Hóa theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Với cá nhân tôi và những người dân đang sinh sống trong thành phố, đây quả là thời điểm khó quên của cuộc đời.

Bình yên trong giông bão

Bữa cơm trong ngày giãn cách ấm áp hơn vì được tất cả các thành viên trong gia đình chuẩn bị và thưởng thức.

Chưa bao giờ những người trong gia đình tôi lại ở cạnh nhau 24/24 giờ suốt trong một thời gian dài như những ngày giãn cách xã hội này. Mỗi người một việc, trẻ con chơi đùa, người lớn “bày trò”. Mấy ngày nghỉ lễ, vợ chồng ngồi lướt mạng xã hội thấy món gì lạ mà nguyên liệu trong nhà có thì cả nhà cùng “thí nghiệm” rồi cười vang khi “hư bột hư đường”, phấn khởi vô cùng khi thành công. Vậy là bánh mì chuột nướng nồi chiên không dầu, bánh trứng rán mỡ, miến trộn kiểu Hàn, miến nấu kiểu Việt… đã trở thành món ăn sáng quen thuộc trong những ngày giãn cách.

Việc nhà cũng không có gì nhiều, loáng một cái đã xong, vợ chồng lại dán mắt vào điện thoại. Nghĩ mãi, tôi mở video call trò chuyện với người thân, tình cảm thêm gắn kết, yêu thương… Mỗi ngày, tôi dõi theo những điều tích cực, những câu chuyện đẹp trong cuộc sống để giữ tinh thần lạc quan và thấu cảm. Từ câu chuyện về các gian hàng 0 đồng, siêu thị sẻ chia… đến những bao gạo cứu đói, chuyến xe nhân ái… Xem và nghe để cảm nhận mình thật may mắn, hạnh phúc khi vẫn khỏe mạnh, được ở trong căn nhà của mình và được làm việc. Từ đó, thấu hiểu và ý thức hơn trách nhiệm với xã hội.

Buổi sáng đầu tuần, gia đình chúng tôi quây quần bên nhau “nạp” đầy đủ năng lượng, bảo đảm cho ngày làm việc mới. Từ khi dịch bùng phát, và nhất là khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, chồng tôi đến cơ quan sớm hơn thường lệ để khử khuẩn, đo thân nhiệt, quét mã check in trên bluezone... Anh bảo, đang trong cao điểm dịch, nhưng không vì thế mà ngân hàng vắng khách. Người dân, doanh nghiệp vẫn đến ngân hàng để gửi hồ sơ vay vốn, trả lãi vay, gửi tiền tiết kiệm, mở tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ... Bởi, dịch bệnh thì dịch bệnh, người dân vẫn phải sản xuất, kinh doanh để sống.

Kết thúc bữa sáng, chồng tôi thay bộ trang phục đi làm, không quên choàng bên ngoài chiếc áo bảo hộ phòng dịch, nhìn anh như đang chuẩn bị cho một chuyên du hành vào không gian... Tôi bật cười, cảm giác như có một nguồn sức mạnh khiến tôi mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn. Gia đình chúng tôi luôn xác định tư tưởng với nhau, trong trận dịch này, do đặc thù công việc của cả vợ và chồng có thể một ngày anh hoặc tôi đến cơ quan rồi phải ở lại không về, phải đi cách ly vì bản thân, đồng nghiệp hay khách hàng dương tính với COVID-19... thì chúng tôi và người thân phải chuẩn bị những gì khi chẳng may cả nhà ly tán, phải đến các khu cách ly.

Qua chuyện nhà mình, tôi thấy, dịch bệnh làm chúng ta phải thích ứng từ cách làm việc đến sinh hoạt hằng ngày và để không phải “gần mà xa”, mỗi người trong gia đình phải cố gắng hơn để tìm cách dung hòa, giúp nhau xóa tan phiền muộn. Gia đình vui vẻ, hạnh phúc chính là “kháng thể” mạnh mẽ cho mỗi người trong những tháng ngày phải đối phó với dịch bệnh.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]