(vhds.baothanhhoa.vn) - “Cả giận mất khôn” - câu nói của người xưa cảnh tỉnh mỗi người về tác hại của việc không biết và không thể kiềm chế cảm xúc. Người Việt, mấy ai không “nằm lòng” câu nói đấy. Nhưng tại sao những vụ việc đau lòng từ sự nóng giận của con người vẫn cứ xảy ra, để lại hậu quả khôn lường.

Cái giá của nóng giận

“Cả giận mất khôn” - câu nói của người xưa cảnh tỉnh mỗi người về tác hại của việc không biết và không thể kiềm chế cảm xúc. Người Việt, mấy ai không “nằm lòng” câu nói đấy. Nhưng tại sao những vụ việc đau lòng từ sự nóng giận của con người vẫn cứ xảy ra, để lại hậu quả khôn lường.

Cái giá của nóng giận

Mới đây, vụ việc một tiểu thương chợ đầu mối Đông Hương bị “bạn hàng” dùng dao đâm tử vong, khiến dư luận phẫn nộ. Nguyên nhân ban đầu được cho rằng, có thể xuất phát từ mâu thuẫn trong quá trình kinh doanh. Nạn nhân tử vong là sự mất mát không gì có thể bù đắp đối với gia đình; còn kẻ sát nhân, chắc chắn sẽ phải trả giá thích đáng cho hành vi tàn bạo không thể biện minh.

Vụ án mạng thu hút sự chú ý của dư luận. Bên cạnh sự bức xúc, phẫn nộ, người ta cũng tự hỏi, tại sao chỉ một vài mâu thuẫn hoàn toàn có thể giải quyết hợp tình hợp lý, thì kẻ gây án có thể ra tay manh động đến vậy. Hẳn nhiên, tất cả chúng ta, những người hoàn toàn tỉnh táo, đứng ngoài quan sát đều sẽ khẳng định: nếu mình ở trong trường hợp đó, chắc chắn không hành động như thế.

Nhưng rồi, tại sao những vụ việc đau lòng tương tự như vậy vẫn cứ xảy ra? Phải chăng, con người ta thường khôn ngoan, “tỉnh táo” khi đứng ngoài quan sát, còn lúc đối mặt với sự việc, lại dễ dàng đánh mất lý trí, dẫn đến cả giận - mất khôn.

Cả giận mất khôn, nó không chỉ hiển hiện ở những vụ việc đau lòng như trên. Đã bao giờ bạn, tôi và chúng ta nghĩ rằng, chính mình cũng có những phút giây nóng giận không kiềm chế được cảm xúc bản thân, làm tổn thương người khác.

Ta, vì sự nóng giận hay hiểu nhầm, sẵn sàng cư xử sỗ sàng với bạn bè, đồng nghiệp; hay vì áp lực cuộc sống, công việc mà vô tâm trút giận lên gia đình và những người mình yêu thương... Và nghĩ lại, có một thực tế phổ biến, chúng ta thường tùy tiện cho phép mình nóng giận với chính người thân của mình.

Sau những lời cãi vã của ta với cha mẹ mình, đã bao giờ ta đủ một lần bình tâm - bình tĩnh ngước nhìn ánh mắt đấng sinh thành, để thấy nỗi buồn trong đó, chất chứa dường nào? Rồi mối quan hệ vợ chồng, con cái, để trút giận người ta có thể thốt ra những lời tàn nhẫn đầy tổn thương... Cuộc sống này không thiếu những mối quan hệ mất đi; gia đình tan vỡ... chỉ vì sự cả giận mất khôn của người trong cuộc.

Đã từng nghe ở đâu đấy, lời nói như con dao hai lưỡi. Người biết “lựa lời mà nói” khiến mọi thứ tốt đẹp hơn và ngược lại. Vậy nhưng trong cơn nóng giận, mấy người đủ bản lĩnh để lựa lời mà nói.

Mọi sự cả giận mất khôn đều gây hệ quả không mong muốn. Và chúng ta, dù có ăn năn, hối hận ra sao vẫn cứ phải chịu trách nhiệm cho hành động, lời nói, hành vi... bản thân gây ra từ sự nóng giận. Như thời gian chỉ có một chiều, con người ta vẫn thường nói “giá như” khi nhìn lại những sai lầm của bản thân. Mọi sai lầm đều phải trả giá và có những sự trả giá phải đánh đổi bằng cả cuộc đời...

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]