(vhds.baothanhhoa.vn) - Huyện Cẩm Thủy hiện có 153 công trình thủy lợi, tưới tiêu đầu mối, gồm 54 hồ đập, 55 bai, đập dâng nhỏ… trong đó có 10 đập, hồ chứa nước đang trong tình trạng biến động có nguy cơ cao về mất an toàn công trình. Những năm qua, công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở huyện Cẩm Thủy đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa.

Cẩm Thủy: Từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai

Huyện Cẩm Thủy hiện có 153 công trình thủy lợi, tưới tiêu đầu mối, gồm 54 hồ đập, 55 bai, đập dâng nhỏ… trong đó có 10 đập, hồ chứa nước đang trong tình trạng biến động có nguy cơ cao về mất an toàn công trình. Những năm qua, công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở huyện Cẩm Thủy đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa.

Cẩm Thủy: Từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai

Sông Mã chảy qua huyện Cẩm Thủy dài hơn 40 km.

Cẩm Thủy là huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình 200-400 m, giữa có thung lũng sông Mã chảy dài hơn 40 km, có địa hình dạng lòng chảo, trên 80% diện tích là đồi núi. Do đặc điểm địa lý, hàng năm Cẩm Thủy thường xuyên phải chịu tác động của hai tình thế thời tiết: Bắc Bộ và Trung bộ, hầu như năm nào Cẩm Thủy cũng phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, lốc xoáy…

Trong những năm qua, để chủ động phòng ngừa thiên tai, huyện luôn quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng như phòng, chống bão lụt.

Cẩm Thủy: Từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai

Các xã, thị trấn ở huyện Cẩm Thủy ngày càng chủ động hơn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Các xã, thị trấn trong huyện ngày càng chủ động hơn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững; trong đó, công tác lập kế hoạch phòng, chống thiên tai giữ vai trò rất quan trọng và luôn được chính quyền địa phương, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Kế hoạch phòng, chống thiên tai được thực hiện đồng bộ theo 3 giai đoạn: Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả.

Ông Phạm Văn Tài, chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy cho biết: Với phương châm chú trọng công tác quản lý rủi ro thiên tai, lấy phòng ngừa là chính, huyện đã chỉ đạp các xã, thị trấn bám sát phương châm “4 tại chỗ”, thực hiện các giải pháp quản lý tổng hợp, đồng bộ theo hệ thống, lưu vực, liên ngành, liên vùng; ứng dụng khoa học - công nghệ kết hợp với kinh nghiệm truyền thống, xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai kết hợp giữa khôi phục và nâng cấp sau thiên tai với yêu cầu xây dựng lại tốt hơn. Phòng, chống thiên tai phải kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai phải kết hợp đa mục tiêu, có trọng tâm, trọng điểm...

Cẩm Thủy: Từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai

Huyện Cẩm Thủy đang chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai.

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, để nâng cao chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, huyện thường xuyên theo dõi, dự báo, cảnh báo về diễn biến thời tiết, tập trung các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bất thường.

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, ưu tiên xây dựng, tu bổ nâng cấp hệ thống hồ chứa, hệ thống đập dâng, kè bờ sông các công trình cộng đồng tránh lũ, các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn và các cơ sở hạ tầng khác. Đầu tư cải tạo các hệ thống tiêu úng, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tăng cường khả năng thoát lũ trên các lưu vực khe, suối, lòng sông Mã.

Cẩm Thủy: Từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai

Bên cạnh việc nâng cao năng lực công trình phòng, chống thiên tai, huyện Cẩm Thủy cũng quan tâm tới các giải pháp phi công trình.

Ngoài nâng cao năng lực công trình phòng, chống thiên tai, huyện Cẩm Thủy cũng quan tâm tới các giải pháp phi công trình, như: Hợp tác chặt chẽ với cơ quan khí tượng thủy văn và cơ quan truyền thông để kịp thời cung cấp các bản tin dự báo, truyền tải thông tin cảnh báo thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong các trường học và tới các cộng đồng dễ bị tổn thương… Qua đó nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, kỹ năng cơ bản phòng tránh thiên tai cho người dân, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao năng lực cảnh báo sớm các tình hình thời tiết cực đoan.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]