(vhds.baothanhhoa.vn) - Thuật ngữ “Giang hồ mạng”, “Idol giới trẻ” nổi lên dần dần với những buổi livestream thiếu tính giáo dục thu hút hàng trăm, hàng triệu lượt theo dõi, yêu thích và được chia sẻ chóng mặt; trở thành mối nguy hại đối với giới trẻ hiện nay.

Cần ngăn chặn hiện tượng “giang hồ mạng” - “mầm bệnh” đầu độc giới trẻ

Thuật ngữ “Giang hồ mạng”, “Idol giới trẻ” nổi lên dần dần với những buổi livestream thiếu tính giáo dục thu hút hàng trăm, hàng triệu lượt theo dõi, yêu thích và được chia sẻ chóng mặt; trở thành mối nguy hại đối với giới trẻ hiện nay.

Đa số “thần tượng” của giới trẻ đều xuất phát điểm từ dân đàn anh, đàn chị có “số má” thi nhau tô vẽ cuộc sống hào nhoáng, đẳng cấp qua các nội dung khoe nhà lầu, xe hơi, vung tiền như rác ở quán bar, quán nhậu, nói đạo lý và dùng từ ngữ tục tĩu, chửi thề, phản cảm trái với thuần phong mỹ tục đăng tải lên các nền tảng như: Facebook, Tiktok, Youtube... Vô hình chung tạo thành hiện tượng mạng, khiến nhiều bạn trẻ bỏ ra thời gian, công sức cày view miệt mài, sẵn sàng share, like, comment bất cứ thứ gì thấy trên trang của các nhân vật trên... Đỉnh điểm của sự hùa theo đám đông là việc hú hét, hò gieo, chen lấn nhau chỉ để được săn một bức hình với “idol” của mình.

Cần ngăn chặn hiện tượng “giang hồ mạng” - “mầm bệnh” đầu độc giới trẻThần tượng được giới trẻ hâm mộ một thời. (Ảnh Internet)

Bạn T (22 tuổi, TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Mình thấy thời nay rất nhiều bạn trẻ hâm mộ các đối tượng giang hồ trên mạng. Như hiện tượng “múa quạt” hay cụm từ “còn cái nịt” đến một đứa trẻ con biết lướt mạng cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng đó. Mọi người tung hô như một thú vui nhưng không biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào cho thế hệ trẻ; đặc biệt, là độ tuổi mới lớn, thích thể hiện cái tôi.”

Giữa cuộc sống xô bồ hiện nay, dường như cha mẹ, thầy cô giáo không còn là hình mẫu lý tưởng để các em noi theo mà thay vào đó là những nhân vật có tiền án, tiền sự, từng vào tù ra tội. Ở lứa tuổi, non nớt cả về trải nghiệm lẫn tuổi đời xu hướng bắt chước, làm theo không tự nhiên mà có khi hàng ngày, hàng giờ các em liên tục tiếp xúc với nhiều thứ độc hại trên mạng, cộng thêm sự thờ ơ, phó mặc của phụ huynh trong việc cho con tham gia vào môi trường ảo mà không có sự kiểm soát, quản lý; tạo điều kiện cho “mầm bệnh” về tư tưởng, hành vi xấu, lệch chuẩn ngấm dần “đầu độc” trẻ. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực học đường chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Cần ngăn chặn hiện tượng “giang hồ mạng” - “mầm bệnh” đầu độc giới trẻThậm chí, giang hồ mạng còn ra cả sách. (Ảnh Internet)

Anh Q (45 tuổi, tại TP Thanh Hóa) có con trong độ tuổi đến trường cho hay: “Phần lớn hiện nay giới trẻ đều chạy theo hiệu ứng đám đông, hâm mộ hay tẩy chay ai nhanh như chớp mắt nên các video xuất hiện trên mạng cũng toàn theo xu hướng đang nổi. Giang hồ mạng không tự nhiên mà nổi khi không được sự hưởng ứng thả like, chia sẻ... ầm ầm của cư dân mạng. Vậy nên, tôi rất lo lắng việc các cháu dễ vướng vào trường hợp bắt chước, làm theo, nói theo… hành động văng tục, chửi thề của đối tượng trên, gây ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng nói chung và lứa tuổi thanh thiếu niên nói riêng.”

Cần ngăn chặn hiện tượng “giang hồ mạng” - “mầm bệnh” đầu độc giới trẻNhững bộ phim giang hồ xuất hiện ngày càng nhiều trên Youtube. (Ảnh nguồn Internet)

Để trẻ “không bị lạc đường” bản thân mỗi phụ huynh phải làm gương, sẵn sàng đồng hành cùng con kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng, phát hiện, điều chỉnh hành vi và thái độ của con. Đồng thời, phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục nhận thức, kỹ năng, lồng ghép vào chương trình học, chương trình ngoại khóa giúp trẻ không đơn độc khi tiếp nhận các vấn đề trên mạng xã hội. Cuối cùng, các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư luận; ngăn chặn, loại bỏ những hành vi lệch chuẩn tránh để nó trở thành mối nguy hại cho tương lai của giới trẻ.

Lan Phú


Lan Phú

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]