(vhds.baothanhhoa.vn) - Tin giả (Fake New) hay tin sai sự thật được hiểu là thông tin chưa được kiểm duyệt, thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản tác dụng được truyền tay nhau chia sẻ chóng mặt trên không gian mạng.

Cảnh giác với tin giả, xấu độc về dịch bệnh COVID-19

Tin giả (Fake New) hay tin sai sự thật được hiểu là thông tin chưa được kiểm duyệt, thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản tác dụng được truyền tay nhau chia sẻ chóng mặt trên không gian mạng.

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 9-2022 Việt Nam có khoảng 72,1 triệu người dùng Internet, số lượng người dùng mạng xã hội đạt ngưỡng hơn 72 triệu người. Bên cạnh việc cập nhật tin tức nhanh chóng, tích cực, với nhiều tiện ích đi kèm thì Facebook, Google, Zalo,… đã và đang trở thành nền tảng lan truyền tin giả phổ biến nhất.

Cảnh giác với tin giả, xấu độc về dịch bệnh COVID-19Việc dễ dãi tiếp nhận thông tin khiến tin giả xuất hiện ngày càng nhiều. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet).

Trước tình hình số ca nhiễm mới COVID-19 có dấu hiệu tăng nhẹ khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng; mạng xã hội Facebook xuất hiện một số tài khoản đưa thông tin sai sự thật nhằm mục đích “câu view, câu like” với tiêu đề: “Phát hiện biến thể mới của COVID-19 độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần”, “Bệnh viện Nhiệt đới đã có 140 ca, biến chủng mới”, “Hà Nội sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến khi có học sinh mắc COVID-19” hay “Cập nhật 12 điểm nóng tại TP. HCM”... Thông tin dịch bệnh COVID-19 luôn được người dân hết sức quan tâm nên dễ trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các đối tượng lợi dụng.

Cảnh giác với tin giả, xấu độc về dịch bệnh COVID-19Thông tin được lan truyền gần đây. (Ảnh chụp màn hình).

Vấn nạn tin giả chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại, không chỉ riêng câu chuyện dịch bệnh mà thông tin kêu gọi từ thiện, bắt cóc trẻ em, bài thuốc dân gian, chữa bệnh, mạo danh cơ quan nhà nước,… được “thổi phồng” đăng lên các trang mạng, hội nhóm gây nhiễu loạn thông tin, hoang mang dư luận. Với “ma trận” tin giả luôn thường trực hàng ngày, hàng giờ cộng với tâm lý đám đông dễ khiến dư luận tin tưởng, ấn nút thích (like), chia sẻ (share) mà không kịp phân định giả - thật.

Cảnh giác với tin giả, xấu độc về dịch bệnh COVID-19Thông tin giả mạo chưa được xác thực. (Ảnh chụp màn hình).

Hiện nay, hình thức xử phạt đối với hành vi tung tin giả, xấu độc trên không gian mạng về tình hình dịch bệnh COVID-19 nói riêng và các tin khác nói chung có thể bị xử phạt mạnh tay lên tới 50 triệu đồng đối với phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất 7 năm tù đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc.

Cảnh giác với tin giả, xấu độc về dịch bệnh COVID-19Đăng, chia sẻ tin giả khiến nhiều đối tượng đã bị xử phạt. (Ảnh minh họa)

Cùng với việc nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, mỗi người dân cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin từ các nguồn chính thống. Cẩn trọng và cảnh giác trước khi ấn nút “like”, chia sẻ, không vội tin, cổ xúy. Mặt khác, chung tay, đồng lòng thể hiện trách nhiệm của bản thân khi tham gia môi trường mạng góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội trong tương lai.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]