(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua UBND xã Cán Khê (Như Thanh) đã tìm kiếm, lựa chọn các loại cây trồng mới, được thị trường ưa chuộng để khuyến khích người dân nhân rộng, thay thế cây trồng kém hiệu quả.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua UBND xã Cán Khê (Như Thanh) đã tìm kiếm, lựa chọn các loại cây trồng mới, được thị trường ưa chuộng để khuyến khích người dân nhân rộng, thay thế cây trồng kém hiệu quả.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Những năm gần đây, người dân xã Cán Khê đã đưa cây riềng, một loại cây trồng gia vị truyền thống vào sản xuất theo quy mô hàng hóa, và đã xây dựng được vùng sản xuất tập trung có tổng diện tích toàn xã đạt 122 ha.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Theo người dân, cây riềng chịu hạn tốt, thích hợp với vùng đất bazan, khó khăn về nước tưới. Chính vì vậy, cây riềng đã phủ xanh những ngọn đồi, vùng đồng đất khô hạn và trở thành cây thoát nghèo hiệu quả, thay thế cho những vùng trồng mía, sắn tại địa phương.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Với lợi thế trồng lưu gốc, thu hoạch được trong thời gian dài nên chi phí sản xuất đối với cây riềng khá thấp. Năng suất ổn định từ 60 - 80 tấn/ha/năm, doanh thu đạt 500 - 600 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt 400 - 450 triệu đồng/ha/năm.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Cùng với cây riềng, 3 năm gần đây, UBND xã Cán Khê đã phối hợp với Công ty CP An Phước thực hiện phát triển cây gai xanh trên vùng đất đồi của địa phương.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Kinh phí đầu tư ban đầu cho diện tích trồng cây gai xanh không lớn, khoảng 30 triệu đồng/ha bao gồm giống, nhân công, vật tư sản xuất. Chỉ sau 1 năm bén rễ, cây gai xanh đã có thể thu hoạch, bình quân 3 lứa/năm, doanh thu đạt 150 triệu đồng/ha. So với diện tích trồng cây lâu năm khác thì thu nhập từ trồng cây gai xanh hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 đến 2 lần trở lên.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Cây gai xanh trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm (thường từ 7-10 năm) nên từ năm thứ 2 trở đi, chi phí để phát triển cây gai xanh tương đối thấp, lợi nhuận từ đó sẽ tăng lên. Ngoài ra, cây gai xanh là một trong những đối tượng cây trồng được tỉnh Thanh Hóa khuyến khích hỗ trợ, phát triển theo Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, nên được áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Từ những mô hình thí điểm cụ thể, người dân địa phương đã nhận thấy ưu điểm, lợi thế của cây gai xanh và từng bước nhân rộng, xây dựng xã Cán Khê trở thành vùng trọng điểm phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh của huyện Như Thanh.

Cây “thoát nghèo” trên đất Cán Khê

Ông Lê Viết Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Khê, nhấn mạnh: Hiện tại, cây gai xanh và cây riềng là những đối tượng cây trồng hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương. Do đó, đối với cây gai xanh, UBND xã sẽ ưu tiên lựa chọn các vùng sản xuất xanh ổn định, diện tích lớn, có đủ điều kiện đầu tư thâm canh, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy. Đối với cây riềng, xã chú trọng tìm kiếm đơn vị liên kết và thu hút doanh nghiệp đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm từ cây riềng để bảo đảm giá trị kinh tế, giúp người nông dân thoát nghèo bền vững.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]