(vhds.baothanhhoa.vn) - Tốt nghiệp Khoa cơ khí, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên năm 2002, đã có nhiều năm làm công việc cơ khí tại TP HCM, chàng kỹ sư Phạm Đồng Quê (SN 1979) quyết định về quê (Nga Sơn, Thanh Hoá) khởi nghiệp với mô hình nuôi lợn liên kết với doanh nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Giờ đây, mỗi năm anh thu về gần 1 tỷ đồng.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Tốt nghiệp Khoa cơ khí, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên năm 2002, đã có nhiều năm làm công việc cơ khí tại TP HCM, chàng kỹ sư Phạm Đồng Quê (SN 1979) quyết định về quê (Nga Sơn, Thanh Hoá) khởi nghiệp với mô hình nuôi lợn liên kết với doanh nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Giờ đây, mỗi năm anh thu về gần 1 tỷ đồng.

Video: Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Sau khi trở về quê năm 2011, anh Phạm Đồng Quê tận dụng hơn 2.000 m2 đất nông nghiệp của gia đình, cùng với số vốn đã tích lũy trong hơn 10 năm làm cơ khí và vay mượn thêm ngân hàng, bạn bè, có cơ chế dồn điền, đổi thửa, anh Quê đã mở trang trại quy mô gần 2 ha.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Có vốn và mặt bằng, anh tìm hiểu thông tin rồi ký kết với doanh nghiệp để phối hợp sản xuất. Anh dành hơn 1 ha để xây dựng chuồng trại rồi tập trung. Theo anh Phạm Đồng Quê, để bắt đầu mô hình nuôi lợn liêt kết với doanh nghiệp rất đơn giản. “Mình chỉ cần đảm bảo diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng, còn lại các khâu từ giống, thức ăn, thuốc thú y cho đến khâu tiêu thụ đều do doanh nghiệp đảm nhận”.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Ngay từ lứa đầu tiên anh đã nhận nuôi 1.200 con lợn, trong quá trình đó, anh đã đi đến nhiều trang trại trên địa bàn huyện Nga Sơn để học tập kinh nghiệm. Sau một năm nuôi lứa lợn đầu tiên anh đã thành công ngoài mong đợi, thu nhập gần 400 triệu đồng.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay nguy cơ dịch bệnh, lợn được nuôi đảm bảo điều kiện chuồng kín, chủ động kiểm soát nhiệt độ bằng hệ thống làm mát, chất thải được xử lý triệt để. Tất cả những kỹ thuật này sẽ được công ty chỉ dẫn tận tình, vì vậy người nuôi có rất nhiều lợi thế để thành công, anh Phạm Đồng Quê cho biết.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Đến năm 2018, nhờ thành công trong những năm nuôi lợn, anh có giành ra được ít vốn. Để đa dạng mô hình cho trang trại, anh đào thêm ao để nuôi cá và tôm.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Mô hình nuôi ếch cũng đang được anh Quê thử nghiệm tại trang trại của mình.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Phần diện tích còn lại anh trồng thêm các giống cây hoa màu như mướp đắng, cây ăn quả.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Tận dụng cơ chế dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất ở địa phương, anh mạnh dạn đấu thầu thêm 5.000m2, rồi đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà màng trồng dưa kim hoàng hậu.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Đến nay, ngoài thu nhập 400 triệu đồng mỗi năm từ nuôi lợn, anh còn xuất bán mỗi vụ 30 tấn dưa, trừ chi phí anh lãi hàng trăm triệu đồng từ dưa kim hoàng hậu. Ngoài ra, với diện tích ao nuôi cá, tôm kết hợp và cây ăn quả, mướp đắng, anh thu về gần 100 triệu đồng. Mỗi năm nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp, sau khi trừ các chi phí, anh thu lãi từ 800 triệu đến gần 1 tỷ đồng.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Phạm Đông Quê còn tạo công ăn việc làm cho 8-10 lao động với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng.

Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn

Ông Ngô Đăng Khoa - Chủ tịch UBND xã Nga Phượng cho biết: Mô hình trang trại kết hợp của gia đình anh Phạm Đồng Quê là một trong những mô hình kinh tế nổi bật ở địa phương. “Không chỉ là gương kinh tế điển hình với mức thu nhập cao, mỗi năm tại trang trại của gia đình anh Phạm Đồng Quê còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 8-10 lao động. Anh cũng là người đưa mô hình dưa kim hoàng hậu về địa phương. Nhờ học theo mô hình này, nhiều hộ dân ở địa phương đã vươn lên thoát nghèo hiệu quả”.

Tin liên quan:
  • Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn
    Chàng trai xứ Thanh và giấc mơ mang sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra thế giới

    Bỏ việc ở phố về quê lập nghiệp với Trần Doãn Hùng - người sáng lập thương hiệu túi thủ công nguồn gốc nguyên liệu thiên về tự nhiên Comay craft (Công ty THNH Cỏ may Đức Hùng) chưa bao giờ là điều dễ dàng. Song, bằng sức trẻ, sự kiên trì, đam mê và quyết tâm, chàng trai đất cói Nga Sơn đang đi những bước “chậm, chắc” trên con đường khởi nghiệp của cuộc đời mình.

  • Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn
    Bí thư Đoàn xã và bí quyết làm giàu trên vùng đất khó

    Sau 5 năm khởi nghiệp với mô hình “Trang trại xanh 3 sạch”, anh Lương Ngọc Lai - Bí thư Đoàn xã Luận Thành (Thường Xuân) không chỉ tạo việc làm cho bà con địa phương mà còn dạy nghề, nhân rộng mô hình khắp các địa phương trong tỉnh.

  • Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn
    Dám nghĩ dám làm

    Dám nghĩ, dám làm là tinh thần của người trẻ. Như chia sẻ của Bí thư Chi đoàn thôn 5, xã Quý Lộc, huyện Yên Định - Nguyễn Trọng Hòa: “Người trẻ chúng tôi có thời gian, sai thì sửa, hỏng thì làm lại... Người trẻ được gán cho rất nhiều tính từ có vẻ đối nghịch nhau như nôn nóng, nông nổi, quyết liệt... Thực chất, những thanh niên thế hệ 9x, 10x từ tinh thần dám nghĩ, dám làm, họ gắn bó với ruộng đồng, ấp ủ những hoài bão của riêng mình cùng khát vọng vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra”.

  • Chàng kỹ sư cơ khí thành công với mô hình trang trại kết hợp ở Nga Sơn
    Có lợi thế, nhiều huyện vẫn khó phát triển nông nghiệp công nghệ cao

    Mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn tài nguyên nông, lâm nghiệp, nhưng nhiều địa phương ở Thanh Hóa vẫn khó phát triển nông nghiệp công nghệ cao do, thiếu hạ tầng, nguồn nhân lực...

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]