(vhds.baothanhhoa.vn) - Chia sẻ của các bà Hà Thị Phương, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; Nguyễn Thị Nghĩa, Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Nham (Quảng Xương) và Triệu Tuyết Mai, Chủ tịch Hội LHPN xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) sẽ cho thấy rõ hơn về câu chuyện giải pháp, cách làm để giúp phụ nữ vùng biển có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt sự khó, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay, chia sẻ giúp đỡ hội viên phụ nữ vùng biển có hoàn cảnh khó khăn

Chia sẻ của các bà Hà Thị Phương, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; Nguyễn Thị Nghĩa, Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Nham (Quảng Xương) và Triệu Tuyết Mai, Chủ tịch Hội LHPN xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) sẽ cho thấy rõ hơn về câu chuyện giải pháp, cách làm để giúp phụ nữ vùng biển có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt sự khó, vươn lên thoát nghèo.

Bà Hà Thị Phương: Đây là việc làm thường xuyên của Hội LHPN tỉnh

Chung tay, chia sẻ giúp đỡ hội viên phụ nữ vùng biển có hoàn cảnh khó khăn

PV: Sự quan tâm, hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh đối với những phụ nữ vùng biển, đặc biệt phụ nữ nghèo, đơn thân đã được thực hiện như thế nào trong thời gian qua, thưa bà?

- Xác định sự chung tay, chia sẻ giúp đỡ hội viên phụ nữ vùng biển có hoàn cảnh khó khăn không phải là đích đến mà đây là việc làm thường xuyên của Hội LHPN tỉnh. Vì vậy, thời gian qua, Tỉnh hội đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, nhân văn, thiết thực.

Đầu tiên phải kể đến hiệu quả của Dự án “Cải thiện vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả do phụ nữ làm chủ” (gọi tắt là Dự án WOBA) do Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (Mỹ) tài trợ thông qua Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Dự án nhằm hỗ trợ, vận động các hộ nghèo, cận nghèo, dễ bị tổn thương được xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch... Tại Thanh Hóa, dự án được triển khai từ tháng 9/2018 tại 53 xã thuộc 6 huyện, thị xã, gồm: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Yên Định và thị xã Nghi Sơn.

Đồng thời, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng Đề án “Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh” nhằm huy động nguồn lực đối ứng của tỉnh hỗ trợ các hộ dân tham gia. Đến nay, sau 5 năm triển khai, dự án đã xây dựng được trên 3.300 công trình vệ sinh đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc. Qua các lớp dạy nghề, học viên được tiếp cận với những kiến thức khoa học - kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất...

Tỉnh hội đã chỉ đạo, hỗ trợ thành lập 12 HTX dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom rác thải. Bình quân mỗi HTX dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom rác thải thu hút 16 thành viên là hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện thu gom rác thải tại các thôn, xóm trở về nơi tập kết đúng quy định. Để mô hình hoạt động có hiệu quả, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ 32 xe chở rác tổng trị giá 144 triệu đồng. Việc thành lập và đi vào hoạt động của các HTX dịch vụ môi trường thu gom rác thải do phụ nữ làm chủ đã góp phần giải quyết tình trạng rác thải đổ bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.

Đối với hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà phòng tránh thiên tai. Đây là dự án của Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai dành cho phụ nữ nghèo vay vốn chủ động xây dựng công trình phòng tránh thiên tai tại nhà. Theo đó, 27 hộ gia đình phụ nữ khó khăn tại các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hoằng Hóa được vay vốn với tổng số tiền 675 triệu đồng (25 triệu đồng/hộ) để làm nhà và sửa nhà. Chương trình đã góp phần xây dựng cuộc sống an toàn của người dân trong mùa mưa bão, chung sức thực hiện tiêu chí về nhà ở trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM ở địa phương.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa: Chúng tôi chủ động đến nhà, nắm bắt tâm tư, tìm phương án thoát nghèo

Chung tay, chia sẻ giúp đỡ hội viên phụ nữ vùng biển có hoàn cảnh khó khăn

PV: Được biết, hội LHPN xã đã có nhiều hoạt động để giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Đây thực sự là điều đáng mừng. Bà có thể chia sẻ về những hoạt động ý nghĩa này?

- Tại địa phương, một số chị em phụ nữ nghèo, đơn thân không có thu nhập, cuộc sống vô cùng khó khăn. Hội LHPN xã đã chủ động đến từng nhà để chia sẻ và nắm bắt tình hình, tâm tư từng hội viên, tìm phương án thoát nghèo.

Chúng tôi đã triển khai, thực hiện mô hình thu gom phế liệu “Biến rác thành tiền” trên địa bàn 13 thôn. Vào ngày 25 hàng tháng sẽ tổng hợp thu gom và đem bán, có những tháng bán được 2 triệu đồng. Số tiền này dùng để mua thẻ bảo hiểm y tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn và tặng quà cho trẻ em mồ côi.

Hội LHPN xã cũng đã liên hệ với các nữ doanh nghiệp trên địa bàn xã, tạo việc làm cho 15 chị em đơn thân. Chúng tôi cũng đã trực tiếp đấu mối với ngân hàng chính sách, quỹ tài chính TYM để tạo điều kiện cho hội viên có số vốn nhỏ, từ đó chị em mở hàng ăn sáng hay mua máy giặt chăn để cuộc sống giảm bớt khó khăn, có động lực vươn lên thoát nghèo.

Bà Triệu Tuyết Mai: Hội viên đã có sản phẩm OCOP

Chung tay, chia sẻ giúp đỡ hội viên phụ nữ vùng biển có hoàn cảnh khó khăn

PV: Có điều gì đó đặc biệt trong câu chuyện hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Ngư Lộc, thưa bà?

- Là một xã duy nhất của huyện Hậu Lộc không có diện tích đất canh tác nông nghiệp, ngành nghề chính của người dân nơi đây là khai thác thủy, hải sản và thương mại dịch vụ nên miếng cơm manh áo của bà con phụ thuộc vào những con thuyền, tấm lưới, những chuyến ra khơi. Một bộ phận phụ nữ không có việc làm tại chỗ, dẫn đến cuộc sống nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trong 2 năm, 2022 và 2023, hội đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 260 hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo... Những hội viên này đã được giới thiệu việc làm tại công ty may, tham gia các lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng chính sách, quỹ tài chính vi mô, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, nổi bật, hội LHPN xã đã giúp 2 hội viên được vay vốn từ nguồn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội để mở rộng quy mô sản xuất. Từ nguồn vốn này, 1 hội viên đã phát triển sản phẩm thành sản phẩm OCOP (cá thu nướng).

Vi An (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]