(vhds.baothanhhoa.vn) - Không kể ngày hay đêm, đầu hôm hay rạng sáng... kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là sau khi đảm nhiệm thêm chức danh Tổ trưởng “Tổ tư vấn F0” điều trị tại nhà, điện thoại của bác sĩ Lê Đình Dân, Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Bút Sơn (huyện Hoằng Hóa) luôn trong tình trạng nóng máy. Hàng trăm cuộc điện thoại mỗi ngày được tư vấn, tạo được sự yên tâm cho người dân. Theo bác sỹ Dân, đó là niềm vui, động lực cống hiến.

Chuyện kể của “người trực F0”

Không kể ngày hay đêm, đầu hôm hay rạng sáng... kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là sau khi đảm nhiệm thêm chức danh Tổ trưởng “Tổ tư vấn F0” điều trị tại nhà, điện thoại của bác sĩ Lê Đình Dân, Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Bút Sơn (huyện Hoằng Hóa) luôn trong tình trạng nóng máy. Hàng trăm cuộc điện thoại mỗi ngày được tư vấn, tạo được sự yên tâm cho người dân. Theo bác sỹ Dân, đó là niềm vui, động lực cống hiến.

Chuyện kể của “người trực F0”

Bác sĩ Lê Đình Dân, Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Bút Sơn, Tổ trưởng “tổ tư vấn F0” tại nhà

Phút tranh thủ, Bác sĩ Dân cho biết, kể từ khi chuyển cơ chế phòng chống dịch sang “thích ứng an toàn” và việc người dân đại đa được tiêm vắc xin, căn cứ Quyết định số 485/QĐ- UBND ngày 27-1-2022 của UBND tỉnh phê duyệt phương án quản lý, theo dõi và điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nhà/nơi cư trú. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thị trấn Bút Sơn (huyện Hoằng Hóa) cũng đã ra các Quyết định thành lập “Trạm y tế lưu động” với 5 thành viên và “Tổ tư vấn, chăm sóc người bệnh COVID-19” tại nhà với 9 thành viên hoạt động.

Từ khi dịch COVID-19 xảy ra đến nay, hầu như các y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch chưa bao giờ được tròn giấc. Điện thoại luôn trong tình trạng nóng máy, trung bình mỗi ngày có cả trăm cuộc điện thoại từ người bệnh, và người nhà bệnh nhân. Những cuộc gọi cũng đến bất kể lúc nào, ngày, đêm, ngay cả khi rạng sáng. Và nội dung tư vấn cũng muôn hình, vạn trạng.

Chuyện kể của “người trực F0”

Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo những bệnh nhân F0 điều trị tại nhà ở thị trấn Bút Sơn được yên tâm hơn

Bác sĩ Dân kể, mới tối qua, bệnh nhân Nguyễn Thị H có con là cháu Nguyễn Gia Nh (SN 2001) gọi điện trong trạng thái hoảng hốt: “Bác Dân ơi, cứu con nhà em với, cháu nó sốt cao quá, hơn 40 độ mà uống thuốc như hướng dẫn, cháu vẫn không hạ sốt, tình trạng li bì, mê man”.

Ngay lập tức, bác sĩ Dân trấn an, và thông báo sẽ gọi xe ngay đến đưa cháu đi viện. Bác sĩ Dân cbộc bạch: Đa phần các cuộc gọi đều hỏi khi bị F0 thì phải làm gì, ăn gì, uống thuốc gì. Những cuộc gọi vào thời điểm nhạy cảm đêm khuya, khi rạng sáng thường là hỏi, tư vấn về tình trạng sức khỏe của các bệnh nhi…

“Với các trường hợp trở nặng (tỉ lệ rất thấp) chúng tôi ngay lập tức gọi điều xe đến tận nhà. Do bệnh viện đóng ngay ở thị trấn nên việc điều tiết cũng khá linh hoạt, nhanh chóng”, bác sĩ Dân chia sẻ.

Theo bác sĩ, người dân tại các khu phố trên địa bàn đều được cung cấp danh bạ, số điện thoại trực tư vấn của các y bác sĩ, vì vậy, ít khi người dân phải gọi qua số tổng đài 1022.

Cụ thể, với những ca nhiễm COVID-19 mới nhiễm, bệnh nhân sẽ gọi trực tiếp đến tổ tư vấn, tổ sẽ chuyển thông tin đến “trạm y tế lưu động”, các thành viên trạm sẽ ngay lập tức đến nhà bệnh nhân kiểm tra tình hình, sức khỏe, nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; gia đình có cơ sở vật chất đảm bảo sẽ ra quyết định được điều trị, cách ly y tế tại nhà.

Chuyện kể của “người trực F0”

Ngoài nhiệm vụ phòng, chống dịch cán bộ, nhân viên y tế vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn

Chuyện tư vấn cũng có nhiều lúc cười ra nước mắt, có những hộ gia đình cả 5 thành viên đều F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà nhưng gia đình lại cứ khẩn thiết được đi cách ly tập trung. Theo họ, đến khu tập trung nhỡ có phát nặng thì có y, bác sĩ ngay lập tức, ở nhà gọi biết đến khi nào bác sỹ mới xuống. Phải trấn an, hướng dẫn 15, 20 phút, giải thích ngược xuôi người dân họ mới hiểu và đồng ý điều trị tại nhà.

“Tư vấn đủ thể loại, nào là người già điều trị như thế nào, trẻ nhỏ điều trị ra sao; ăn gì, uống gì, thậm chí tắm giặt như thế nào; khi nào thì phải đi viện; sao không cho bác sĩ đến ngay, nhỡ có làm sao, ai chịu trách nhiệm… Nhiều lúc muốn cáu, muốn gắt nhưng cũng phải kiềm chế. Luôn phải đặt mình vào hoàn cảnh của bệnh nhân, là những người còn thiếu kiến thức, người bệnh ai cũng lo, tâm lý mà cảm thông, có vậy mới hoàn thành được nhiệm vụ”, bác sĩ Dân chia sẻ.

Qua điện thoại, bệnh nhân Lê Thị L (khu phố Vinh Sơn, thị trấn Bút Sơn) nói: “Khi mới bị nhiễm, tâm lý gia đình cũng rất hoang mang, không biết phải xử lý ra sao. Quá trình điều trị tại nhà, liên tục phải gọi điện thắc mắc, hỏi han nhưng cán bộ y tế đều rất nhiệt tình hướng dẫn. Bản thân có những lúc gọi nhiều mà sinh cả nể chỉ nhắn tin, nhưng các y bác sĩ lại gọi lại hướng dẫn chi tiết”.

Có thể nói, chính sự ân cần, hy sinh thầm lặng của các y, bác sĩ đã làm ấm lòng bệnh nhân COVID-19, giúp họ vượt qua những nỗi lo tâm lý.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch UBND thị trấn Bút Sơn cho biết: Hiện thị trấn có 1.483 ca F0 nđang điều trị tại nhà; 70 ca F0 điều trị tại khu cách ly y tế tập trung. Trước sự gia tăng của các bệnh nhân COVID-19, sự hy sinh, cống hiến của lực lượng tuyến đầu, đặc biệt là các y, bác sỹ là hết sức ghi nhận.

Có thời điểm có 7/9 cán bộ y tế của trạm nhiễm COVI-19, nhưng rồi vẫn phải gắng gượng, nỗ lực đảm nhận nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn cho người dân ngay cả khi đang cách ly tại nhà.

Họ ngoài nhiệm vụ chuyên môn, đã và đang là những người bạn đồng hành, lắng nghe, chia sẻ những tâm tư của bệnh nhân, tận tình hướng dẫn từng bệnh nhân từ cách điều trị đến cả việc ăn uống, hít thở...

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]