(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn, Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo và giảm từ 5.971 thôn, tổ dân phố, xuống còn 4.393 thôn, tổ dân phố (giảm 1.578 thôn, tổ dân phố). Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ngoài việc đem lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng cũng nảy sinh những bất cập, đó là dư thừa nhà văn hóa (NVH).

Chuyện về những công trình dư thừa sau sáp nhập: Nghịch lý thừa, thiếu nhà văn hóa thôn

Thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn, Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo và giảm từ 5.971 thôn, tổ dân phố, xuống còn 4.393 thôn, tổ dân phố (giảm 1.578 thôn, tổ dân phố). Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ngoài việc đem lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng cũng nảy sinh những bất cập, đó là dư thừa nhà văn hóa (NVH).

Chuyện về những công trình dư thừa sau sáp nhập: Nghịch lý thừa, thiếu nhà văn hóa thônNhà văn hóa thôn Luyện Phú (cũ), xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) dôi dư sau sáp nhập.

Từ sự dư thừa...

Do không đủ số hộ, số khẩu và diện tích theo quy định, nên 2 thôn: Luyện Tây và Luyện Phú, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) thực hiện sáp nhập, thành lập thôn mới mang tên Tứ Luyện. Trưởng thôn Tứ Luyện Lê Đức Thuần cho biết: Sáp nhập, tổng số hộ của thôn Tứ Luyện là 280 hộ (trong đó thôn Luyện Tây 180 hộ, thôn Luyện Phú là 100 hộ) và thôn có 2 NVH. Theo quy định, một thôn không thể có 2 NVH nên NVH thôn Luyện Tây được chọn là NVH của thôn Tứ Luyện. NVH thôn Luyện Phú trở thành NVH dôi dư.

Thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố, xã Hoằng Đạo sáp nhập 13 thôn thành 6 thôn, thừa ra 6 NVH thôn. Tuy nhiên tất cả các NVH này đều không đủ điều kiện về chỗ ngồi.

Thôn Phú Thượng và thôn Phú Sơn, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) là 2 thôn đã thực hiện sáp nhập và lấy tên mới là thôn Sơn Thượng. Trưởng thôn Sơn Thượng Lê Văn Định cho biết: Sau khi sáp nhập 2 thôn lại với nhau, tổng số hộ của thôn là 280 hộ (trong đó thôn Phú Sơn có 130 hộ, thôn Phú Thượng có 150 hộ). Do NVH thôn Phú Sơn chỉ đảm bảo được 130 chỗ ngồi nên NVH thôn Phú Thượng được chọn là NVH thôn Sơn Thượng. Vì vậy, NVH thôn Phú Sơn trở thành NVH dôi dư.

Được biết, sau sáp nhập thôn, tổ dân phố, huyện Hoằng Hóa thừa ra 25 NVH, huyện Hậu Lộc thừa 6 NVH thôn. Tất cả các NVH này hiện đang phải đóng cửa.

Sáp nhập thôn, tổ dân phố trên phạm vi toàn tỉnh, đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể người dân. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng phòng Quản lý Công sản - Giá, Sở Tài chính, sau sáp nhập, Thanh Hóa khoảng 300 NVH thôn, tổ dân phố dư thừa. Những NVH dôi dư này hiện đóng cửa và chính quyền xã giao cho thôn quản lý. Nhìn chung, đa số các NVH được trông coi, quét dọn nên hạn chế tình trạng xuống cấp công trình. Tuy nhiên, có một số NVH, việc trông coi, bảo vệ còn hạn chế, dẫn đến công trình nhanh xuống cấp.

... Đến chuyện thiếu chỗ ngồi

Có một thực tế, sau sáp nhập, số hộ dân của thôn mới tăng lên, nhưng sử dụng NVH cũ, nên diện tích chỗ ngồi không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Trưởng thôn Tứ Luyện, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa), ông Lê Đức Thuần cho biết thêm: “Sau sáp nhập, dân số của thôn tăng lên, đồng nghĩa NVH thôn phải được mở rộng về diện tích, đảm bảo chỗ ngồi cho gần 300 hộ. Tuy nhiên, do NVH được thiết kế quy mô chỉ đáp ứng 180 thay vì 280 hộ như hiện nay. Việc thiếu chỗ ngồi đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các buổi họp thôn. Nhiều buổi họp thôn, người dân tham gia đi họp chỉ đạt được 20 - 30% số lượng triệu tập. Để khắc phục tình trạng trên, vào các dịp tiếp xúc cử tri, ngày Đại đoàn kết toàn dân... chúng tôi phải thuê, mượn bàn, ghế kê ở ngoài sân NVH”.

Chuyện về những công trình dư thừa sau sáp nhập: Nghịch lý thừa, thiếu nhà văn hóa thônSau sáp nhập, Nhà văn hóa thôn Phú Sơn xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) không được trưng dụng, thành chỗ để vật liệu của hộ dân.

Tương tự, tại thôn Sơn Thượng, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) do sử dụng lại NVH thôn cũ, nên mỗi lần hội họp toàn thôn, ban cán sự thôn phải căng rạp, thuê bàn ghế ngoài sân mới đủ chỗ ngồi cho người dân.

Chuyện về những công trình dư thừa sau sáp nhập: Nghịch lý thừa, thiếu nhà văn hóa thônTrạm Y tế xã Châu Lộc cũ (Hậu Lộc), có kinh phí xây dựng 3,5 tỷ đồng đã không sử dụng từ nhiều tháng nay.

Thừa NVH nhưng thiếu chỗ ngồi trong NVH không phải là câu chuyện riêng của bất kỳ một thôn, tổ dân phố nào sau sáp nhập. Lý giải về tình trạng này, ông Trương Đình Thịnh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoằng Hóa và ông Trương Quốc Huy, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hậu Lộc đều cho rằng: Sau khi sáp nhập, số hộ, số khẩu tăng lên thì quy mô các NVH cũ của các thôn, tổ dân phố không còn phù hợp. Trong khi đó để xây dựng một NVH mới có quy mô đáp ứng được yêu cầu cho các thôn mới sau sáp nhập thì cần một nguồn kinh phí lớn, mà số kinh phí này chủ yếu được huy động từ Nhân dân, nên cần phải có thời gian. Vì vậy, người dân cũng như chính quyền địa phương có NVH dôi dư sau sáp nhập thôn, tổ dân phố mong muốn tỉnh có cơ chế cho chuyển NVH dôi dư sang bán đấu giá đất ở. Nguồn tiền thu được dành tái đầu tư xây mới, hoặc cơi nới, nâng cấp cải tạo lại NVH được sử dụng, cũng như đầu tư thêm trang thiết bị cho phù hợp với dân số thôn, tổ dân phố sau sáp nhập.

Bài và ảnh: thắng Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]