(vhds.baothanhhoa.vn) - Dù “sinh sau đẻ muộn” nền tảng TikTok đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường số, trở thành “mảnh đất” màu mỡ để người trẻ vui chơi, giải trí, kinh doanh... Chỉ sau 4 năm ra mắt trên toàn cầu, nền tảng này đã thu hút 1 tỷ người dùng. Tại Việt Nam, tính đến tháng 2-2023 có khoảng 49,9 triệu người sử dụng TikTok, đứng thứ 6 trên toàn cầu và đứng đầu tại Đông Nam Á.

Cơn lốc TikTok: Trào lưu tích cực và sự lợi dụng?

Dù “sinh sau đẻ muộn” nền tảng TikTok đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường số, trở thành “mảnh đất” màu mỡ để người trẻ vui chơi, giải trí, kinh doanh... Chỉ sau 4 năm ra mắt trên toàn cầu, nền tảng này đã thu hút 1 tỷ người dùng. Tại Việt Nam, tính đến tháng 2-2023 có khoảng 49,9 triệu người sử dụng TikTok, đứng thứ 6 trên toàn cầu và đứng đầu tại Đông Nam Á.

Cơn lốc TikTok: Trào lưu tích cực và sự lợi dụng?Ghen Cô Vy và Vũ điệu rửa tay của Việt Nam thành trào lưu thế giới.

Ban đầu những nhà sáng tạo nội dung trên TikTok đã tạo ra một số trào lưu thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng Việt Nam. “Vũ điệu rửa tay” là thông điệp TikTok hỗ trợ Bộ Y tế truyền tải thông điệp bảo vệ sức khỏe phòng dịch. Trên nền bài hát “Ghen Cô Vy” do nhạc sĩ Khắc Hưng phổ nhạc, những động tác rửa tay dễ thương và khớp nhạc đã nhanh chóng trở thành hiện tượng. Trào lưu #vudieuruatay (vũ điệu rửa tay) thu hút hơn 200 triệu lượt xem và gần 40.000 video hưởng ứng trên TikTok. Chiến dịch này nhận được sự chú ý của truyền thông quốc tế, lan rộng hơn 60 quốc gia với tinh thần “Đẩy lùi virus corona”.

Tiếp ngay sau đó, trong các đợt cách ly xã hội, TikTok cùng người dùng bật cảm hứng, tạo nên những trào lưu để khởi đầu cho những xu hướng độc đáo và đầy tích cực như #onhavanvui (ở nhà vẫn vui). Từ những hình ảnh đời thường như nấu ăn(#onhanoitro), học tập (#onhahocbai), làm việc (#onhalamviec), đến những hoạt động thú vị và cá tính hơn như trình diễn thời trang (#onhalamdep), ngân nga theo một điệu nhạc, trình diễn một điệu nhảy tự do để giải trí (#onhagiaitri),... tất cả được khuyến khích ghi lại và chia sẻ nhằm hạn chế các hoạt động phải ra khỏi nhà, tụ tập đông người. 850.000 video tham gia và hàng tỉ người xem những video nằm trong chiến dịch #onhavanvui.

“Đưa tay đây nào”

(#duataydaynao) đơn giản là một hành động nắm tay nhưng rất hiệu quả để mỗi người bộc lộ tình cảm với những người quý mến theo cách thân tình mà gần gũi nhất. Qua hành động nắm tay đơn thuần, dưới góc nhìn độc đáo của những nhà sáng tạo nội dung của TikTok trở thành hiện tượng thu hút hơn 1 tỉ lượt xem, với 91.000 video được đăng tải. “Lau gương biến hình"

(#lauguongbienhinh) với những dụng cụ đơn giản - nước lau gương, khăn và một tấm gương lớn, đã biến khoảnh khắc dọn dẹp nhàm chán trở nên thú vị, hài hước. Trào lưu này thu hút 550 triệu lượt xem và 40 nghìn video cover. Rồi “Áo dài Việt Nam” đã được TikTok triển khai với mong muốn lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam. Chương trình đã đón nhận gần 5.500 video từ các tài khoản người dùng và có 120.000 lượt xem.

Phải khẳng định rằng, với ứng dụng video ngắn có giao diện được thiết kế đơn giản với rất ít nút bấm, dễ sử dụng cùng nội dung hài hước, bất ngờ, ý nghĩa,

TikTok nhanh chóng tạo ra những xu hướng mới cho cộng đồng. Ngoài việc phục vụ nhu cầu giải trí, thông qua thuật toán, giúp

Tiktoker lên view và tăng follow nhanh chóng từ đó xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cá nhân, bán hàng trực tiếp trên nền tảng. Và đặc biệt, Công ty TikTok Việt Nam đã giúp hỗ trợ và bảo hộ cho người dùng, các vấn đề được xử lý và khắc phục một cách nhanh chóng.

Trước đây nền tảng TikTok có nội dung thuần túy giải trí. Thế nhưng, các trào lưu ngày càng đi quá xa, vượt sự kiểm soát về mặt nội dung, thậm chí dẫn đến gây nguy hiểm cho nhiều người, tạo ra những xu hướng xấu.

Cơn lốc TikTok: Trào lưu tích cực và sự lợi dụng?Những nội dung phản cảm đang tràn ngập trên TikTok.

Những trào lưu như “giả làm người thân trêu đùa trẻ em” được các Tiktoker thực hiện với nội dung tự nhận là đồng nghiệp, bạn bè, họ hàng của bố mẹ và tiếp cận trẻ không quen biết trên đường. Các video này khiến nhiều gia đình, phụ huynh lo lắng con em họ trở thành trò đùa trên mạng và có thể bị bắt cóc, lợi dụng cho mục đích xấu. Rồi, trào lưu “hướng nghiệp, chọn ngành học” với những “tư vấn linh tinh, nhảm nhí” khi người làm nội dung phán xét ngành học, chê bai môi trường giáo dục, tuyên truyền lệch lạc, khiến nhiều học sinh lớp 12 hoang mang, mất phương hướng. Trào lưu “đúng nhận, sai cãi”, câu cửa miệng của một cô đồng, đi kèm việc xem bói, mang yếu tố tâm linh, mê tín dị đoan. Rồi những trào lưu thách nhau ăn chất thải, đi bằng bốn chân như động vật, nhảy nhót ở khu vực đỗ máy bay cũng đang dẫn đầu xu hướng... và có tới hàng trăm ngàn like, hàng triệu lượt xem.

Những trào lưu ấy thường được biện minh về việc thiếu hiểu biết của người trẻ, những người có xu hướng “khát” thông tin; đón nhận rất nhanh những trào lưu lạ, miễn trào lưu ấy đủ ngắn gọn, giật gân và có thể tiếp cận một cách tiện lợi, dù chưa nhìn nhận mặt tốt xấu của trào lưu đó. Họ nghĩ đơn giản “còn trẻ mà, cứ chill thôi”.

Tuy nhiên, kể từ khi gia đình nghệ sĩ Vũ Linh lên tiếng về “đội quân” Tiktoker đến túc trực tại đám tang để quay phim, chụp ảnh... chia sẻ trên các trang mạng xã hội khiến nhiều người cho rằng, đó không chỉ đơn thuần là sự quan tâm mà trở thành sự phiền toái... Họ đã quá sa đà vào hành vi “nghiện xem, nghiện lướt” và trở thành “nạn nhân” của những ứng dụng biết khai thác tâm lý của người dùng.

Nguy hại hơn, từ năm 2022 trở lại đây, trên nền tảng này xuất hiện nhiều nội dung bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh lãnh tụ, chống phá Đảng và Nhà nước... lôi kéo nhiều người tác động bởi những tư tưởng sai lệch, từ đó không giữ vững lập trường chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? Gần đây nhất TikTok lại lan truyền nội dung độc hại xuyên tạc bài thơ “Lượm”. Chú bé loắt choắt là nhân vật quen thuộc trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, xuất hiện trong chương trình Ngữ văn cấp 2. Rất nhiều người đã yêu thích hình ảnh chú bé và thuộc lòng bài thơ này. Đoạn rap chế lời hashtag #chubeloatchoat, đã làm mất đi ý nghĩa cao quý của bài thơ mà có tới 21,9 triệu lượt xem trên nền tảng này.

Với cách đăng video đơn giản, thiếu đi sự kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt, người dùng cũng không bị giới hạn độ tuổi, các nội dung “bẩn”, độc hại được lan truyền một cách chóng mặt nhờ thuật toán gợi ý xu hướng của nền tảng. Vấn đề trước hết là chính những người sử dụng mạng xã hội này chưa ý thức đủ để biết thế nào là giới hạn của sự chừng mực. Bởi mạng xã hội ngoài việc giải trí khiến tâm trạng con người được thoải mái hơn, thì rất cần phải tôn trọng sự riêng tư, những quy định của pháp luật. Nếu không, họ sẽ dễ rơi vào vi phạm pháp luật, nhất là trong việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.

Lượng người dùng lớn, khó kiểm soát, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có kế hoạch kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok từ ngày 15-5 đến hết tháng 5, tập trung vào những vấn đề như phân phối nội dung, thuế, thương mại điện tử, quảng cáo.

Bài và ảnh: HUYỀN CHI



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]