(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhận thấy công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc Mông có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và phát triển công tác Hội, những năm qua Hội LHPN huyện Quan Sơn đã chủ động, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc Mông.

Dân vận khéo tại các bản có hội viên phụ nữ là đồng bào dân tộc Mông

Nhận thấy công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc Mông có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và phát triển công tác Hội, những năm qua Hội LHPN huyện Quan Sơn đã chủ động, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc Mông.

Dân vận khéo tại các bản có hội viên phụ nữ là đồng bào dân tộc Mông

Hội viên, phụ nữ dân tộc Mông, bản Mùa Xuân xã Sơn Thủy tích cực trồng lúa nước, bảo đảm nguồn lương thực.

Huyện Quan Sơn hiện có 94 bản, khu phố, trong đó có 3 bản người dân tộc Mông với 214 hộ, 1.019 khẩu, gồm bản Mùa Xuân, Xía Nọi xã Sơn Thủy; bản Ché Lầu xã Na Mèo với 181 hội viên tham gia sinh hoạt hội.

Nhìn chung, đời sống của hội viên tại các bản người Mông còn nghèo, chủ yếu tự cung, tự cấp, tồn tại nhiều hủ tục; giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp… nên công tác dân vận ở vùng đồng bào Mông được Hội xác định là việc làm thường xuyên, liên tục và đi vào từng đối tượng.

Dân vận khéo tại các bản có hội viên phụ nữ là đồng bào dân tộc Mông

Hội viên, phụ nữ và người dân bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy tham gia tập huấn phòng, chống buôn bán người, bảo vệ an ninh biên giới

Hội LHPN huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng, chống buôn bán người, Luật Hộ tịch, Luật Bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; phổ biến các chính sách dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là thực hiện việc sống định canh, định cư, không phá rừng làm rẫy; tuyên truyền về âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, sự nhẹ dạ của người dân để truyền đạo trái phép, buôn bán ma túy; truyền thông về vấn đề giới, hôn nhân cận huyết thống… Đồng thời, hướng dẫn Nhân dân thực hiện có hiệu quả Chương trình 135; giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình; Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; các chính sách về an sinh xã hội khác.

Thông qua các buổi tuyên truyền đã giúp hội viên phụ nữ dân tộc Mông nâng cao ý thức cảnh giác, hiểu biết pháp luật, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cùng với đó, Hội LHPN huyện triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” đến các chi hội và đã huy động được hơn 5 tạ giống hoa, 478 nhân lực, tổ chức 3 đợt ra quân, trồng được 3,5 km đường hoa nội bản thay thế cỏ dại, tổ chức 5 buổi tập huấn, hướng dẫn cho hội viên, nhân dân cách gấp chăn màn, thu dọn nhà cửa, nhằm tạo nếp sống ngăn nắp, gọn gàng trong nhân dân.

Các cấp hội đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân cho con em đến trường. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em người Mông 5 tuổi đi học mầm non đạt 100%, trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; 69 em học THCS 15 em học THPT.

Các hoạt động văn hóa được tổ chức hội vận động hội viên và Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để Nhân dân, hội viên giao lưu, học hỏi thắt chặt tình đoàn kết, tạo sự chuyển biến trong cách nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là việc tổ chức ma chay.

3 năm gần đây đã có 17 trường hợp người chết được đưa vào quan tài, không tổ chức kéo dài; vận động hội viên, Nhân dân khi có bệnh phải đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Hiện nay, mỗi bản đồng bào dân tộc Mông có 1 cán bộ y tế bản (cô đỡ) chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, 100% đồng bào dân tộc Mông được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Dân vận khéo tại các bản có hội viên phụ nữ là đồng bào dân tộc Mông

Nhiều tuyến đường trong bản được chị em tích cực tham gia lao động tập thể.

Để công tác dân vận ở đồng bào Mông thực sự hiệu quả, Hội đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng cán bộ Hội cơ sở, đặc biệt là cán bộ Hội người Mông.

Hội đã phối hợp với Hội cấp trên, cử 2 chị chi hội trưởng người dân tộc Mông tham gia tập huấn tại Tỉnh hội; phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tạo điều kiện cho 3 chi hội trưởng tại 3 bản người Mông bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.

Tại Đại hội đại biểu phụ nữ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021-2026 có 3 đại biểu người dân tộc Mông; Đại hội bầu 1 chị người dân tộc Mông trong số 5 chị dự Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII.

Việc quan tâm công tác cán bộ nữ người Mông đã giúp đội ngũ cán bộ Hội cơ sở nói chung, cán bộ Hội đồng bào dân tộc Mông nói riêng nắm bắt kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác Hội và tổ chức tuyên truyền tại cơ sở có hiệu quả, đến được đông đảo người dân, hội viên.

Thiều Huệ


Thiều Huệ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]