(vhds.baothanhhoa.vn) - Mường Lát có trên 8.000 hộ với hơn 42.000 khẩu, đồng bào Mông chiếm trên 40%, trong đó có 73,17% hộ nghèo. Tại khu vực đồng bào Mông sinh sống còn những hủ tục trong tang ma, cưới hỏi, tệ nạn mê tín dị đoan. Trong khi phương thức sản xuất manh mún, lạc hậu trở thành rào cản khiến đời sống đồng bào chậm phát triển. Để thay đổi điều này các cấp ủy, chính quyền đã phải nỗ lực rất nhiều.

Đẩy lùi hủ tục trong đời sống đồng bào Mông

Mường Lát có trên 8.000 hộ với hơn 42.000 khẩu, đồng bào Mông chiếm trên 40%, trong đó có 73,17% hộ nghèo. Tại khu vực đồng bào Mông sinh sống còn những hủ tục trong tang ma, cưới hỏi, tệ nạn mê tín dị đoan. Trong khi phương thức sản xuất manh mún, lạc hậu trở thành rào cản khiến đời sống đồng bào chậm phát triển. Để thay đổi điều này các cấp ủy, chính quyền đã phải nỗ lực rất nhiều.

Đẩy lùi hủ tục trong đời sống đồng bào Mông

Cuộc sống đồng bào Mông huyện Mường Lát còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Trung Lê

Theo khảo sát năm 2015 toàn huyện có 179 cặp vợ chồng tảo hôn, riêng đồng Mông có 112 cặp, 31 cặp hôn nhân cận huyết thống trong đó có 8 cặp vừa cận huyết thống vừa tảo hôn. Giai đoạn 2015 - 2020 tỉ lệ tảo hôn ở đồng bào Mông giảm được 159 cặp, riêng năm 2020 không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào Mông.

Đẩy lùi hủ tục trong đời sống đồng bào Mông

Để thay đổi nhận thức, tư duy của đồng bào Mông huyện Mường Lát nói riêng trong việc xóa bỏ một số hủ tục lạc hậu cần cả một quá trình, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ảnh: Trung Lê

Ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Pù Nhi, cho biết, xã hiện có 11 thôn, bản trong đó có 7 bản người Mông sinh sống, dân tộc Mông chiếm khoảng 74% dân số toàn xã. Trước đây tang lễ của người Mông vẫn còn một số tập tục lạc hậu, ảnh hưởng đến môi trường, gây tốn kém, lãng phí. Trong những năm qua nhờ quan tâm, chỉ đạo của của cấp, chính quyền, đoàn thể, thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa… đến nay phần lớn đồng bào Mông đã thay đổi nhận thức, tư duy, thực hiện tang ma, cưới hỏi theo nếp sống mới, văn minh hơn. Huyện cũng đã phối hợp với cơ quan thường trực Ban Dân tộc tỉnh tiến hành quy hoạch nghĩa địa trên 7 bản Mông trên địa bàn toàn xã, đến nay đã quy hoạch xong và mở đường vào khu nghĩa địa…

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Lát cho biết thực hiện Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông đến năm 2020”, huyện đã tổ chức 97 hội nghị tuyên truyền với 4.023 lượt người; thực hiện hỗ trợ cho 167 đám tang thực hiện theo Đề án với tổng số kinh phí được hỗ trợ là 1.336 triệu đồng; 160 đám tang thực hiện nếp sống văn hóa nhưng không nhận hỗ trợ. Theo đó đã có 92,7% đám tang đồng bào Mông thực hiện theo đề án so với tổng số đám tang đồng bào Mông xảy ra trên địa bàn; 125 người chết được đưa vào nghĩa địa của thôn, bản; 38 bản người Mông thực hiện tốt quy ước nếp sống văn hóa trong tang lễ gắn với hương ước.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]