(vhds.baothanhhoa.vn) - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Sau 4 năm nỗ lực phấn đấu, đến nay toàn tỉnh đã có 236 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 51 sản phẩm 4 sao và 184 sản phẩm 3 sao…

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Sau 4 năm nỗ lực phấn đấu, đến nay toàn tỉnh đã có 236 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 51 sản phẩm 4 sao và 184 sản phẩm 3 sao…

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu sản phẩm OCOPKhách hàng đang truy xuất nguồn gốc và mua sản phẩm OCOP tại gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của huyện Quảng Xương.

Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy đảng, chính quyền, Nhân dân và các tổ chức doanh nghiệp, HTX đã xác định vai trò, tầm quan trọng của chương trình OCOP. Đồng thời có chính sách kích cầu phù hợp từ tỉnh đến cơ sở. Từ đó có sự chuyển biến mạnh mẽ cả nhận thức và hành động, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, vùng miền. Qua mỗi năm, sản phẩm được công nhận OCOP nhiều hơn. Nếu hai năm đầu (2018–2019) chỉ có ở vài chục sản phẩm thì năm 2022, qua hai lần xét công nhận đã có 79 sản phẩm.

Hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022, nhiều sở, ban, ngành, hội, hiệp hội đều tích cực tham gia. Ông Lê Đình Tú, Giám đốc HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn (huyện Triệu Sơn), cho biết: Năm nào tỉnh tổ chức hội chợ triển lãm, HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn đều tham gia giới thiệu, trưng bày sản phẩm. Đến nay HTX đã có 4 sản phẩm OCOP 3 sao: mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, chè Bình Sơn, trà xanh túi lọc Bình Sơn, trà cà gai leo túi lọc Bình Sơn. Riêng chè Bình Sơn sản xuất 9 tấn/năm với giá 250.000 đồng/kg.

Bình Sơn là một xã miền núi phù hợp phát triển cây chè và nuôi ong lấy mật. Từ thế mạnh này, sau khi chương trình OCOP được triển khai, HTX đã nắm bắt được cơ hội và nhanh chóng mở rộng diện tích, đầu tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ cho ra đời các sản phẩm OCOP sạch và được thị trường đánh giá cao. Vì thế, sản phẩm của HTX tiêu thụ ngày càng tốt hơn và đang tạo việc làm cho hàng trăm hộ nông dân. Nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ những sản phẩm này. Chủ hộ Lê Văn Thanh, thôn Đông Tranh, xã Bình Sơn chia sẻ: “Khi chưa được công nhận OCOP, các sản phẩm của HTX tiêu thụ khá khó khăn. Từ khi đạt sản phẩm OCOP, các thương lái về mua chè, mật ong rất nhiều, thậm chí thời điểm không còn sản phẩm để bán. Riêng nhà tôi đã có thâm niên 20 năm trồng chè, hiện có 1,5 ha đang tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên. Mỗi năm trừ chi phí thu nhập hơn 100 triệu đồng, do đó gia đình đã làm được nhà, tạo điều kiện cho các con học tập tốt hơn…”.

Chương trình OCOP của Thanh Hóa đang phát triển mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu. Nhiều sản phẩm đạt sao mang tính cạnh tranh cao, đã xuất khẩu như: mắm tôm Lê Gia (Hoằng Hóa) đạt 5 sao, có quy mô sản xuất 500 tấn/năm. Các sản phẩm trà rau má, bột rau má – có ưu thế vượt trội ngon và bổ dưỡng của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương) áp dụng dây chuyền chuyển giao công nghệ của Nhật Bản được bạn hàng châu Âu đánh giá cao. Sản phẩm thảm cói trải sàn, chiếu xách tay Ngân Hương, đôn cói Việt Trang (Nga Sơn) đã xuất khẩu sang các nước châu Âu và Mỹ…

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]