(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây khách hàng trong và ngoài nước có xu hướng nghiêng về ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhất là các sản phẩm làm từ mây tre đan, chiếu cói, dệt thổ cẩm...

Đẩy mạnh phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ

Những năm gần đây khách hàng trong và ngoài nước có xu hướng nghiêng về ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhất là các sản phẩm làm từ mây tre đan, chiếu cói, dệt thổ cẩm...

Đẩy mạnh phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệGian hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại siêu thị nội thất ở thành phố Toulouse Cộng hòa Pháp. Ảnh: Lê Thu Ngà

Nghề mây tre đan Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) nổi tiếng từ xưa. Tại đây ai cũng biết làm rổ rá, đan sọt đựng hoa quả hay tham gia làm đèn lồng, giỏ hoa, vật phẩm trang trí. Được xem là nghề phụ nhưng tạo việc làm, tăng thu nhập chính cho người dân. Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường, nhất là các đơn hàng xuất khẩu nên các sản phẩm đều phải cải tiến mẫu mã, đa dạng về chủng loại. Nhờ đó, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, không ít hộ đã làm giàu từ chính nghề mây tre đan xuất khẩu.

Nghề thủ công mỹ nghệ Nga Sơn đã và đang phát triển trở lại. Hơn 10 năm trước, chiếu cói Nga Sơn từng nổi tiếng, sản phẩm từ chiếu cói chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng sau đó không tiêu thụ được do thị trường đóng băng. Vì thế, các xã vùng ven biển Nga Sơn đã chuyển đổi từ cây cói sang các loại cây trồng khác; nhiều doanh nghiệp, HTX cũng đã đổi nghề. Vài năm gần đây thị trường xuất khẩu trở lại, nghề thủ công mỹ nghệ có xu hướng phát triển tốt. Công ty CP Sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh đã cho ra đời các sản phẩm mỹ nghệ từ chất liệu cói, mây, bèo tây, lục bình, tre nứa... Mỗi loại sản phẩm có quy mô sản xuất từ 50.000 - 100.000 bộ/năm, tạo việc làm cho 300 lao động thường xuyên và hơn 10.000 lao động thời vụ với mức thu nhập từ 3 đến 6 triệu đồng/tháng. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đức, Mỹ, Pháp... Với sự năng động và chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhiều chủ doanh nghiệp, công ty đã nhanh chóng tiếp cận được các đơn hàng và xuất khẩu sang nước ngoài. Vì thế, sản phẩm sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, doanh thu ngày càng cao...

Nghề đúc đồng nổi tiếng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) với nhiều sản phẩm tinh xảo như: trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, con giống... được làm bởi những nghệ nhân tài hoa yêu nghề và cần cù lao động. Trải qua bao thăng trầm nghề đúc đồng Trà Đông vẫn giữ được nét độc đáo đặc trưng mà không nơi nào có được. Hiện làng nghề đang duy trì 25 lò đúc và có nhiều nghệ nhân được công nhận là nghệ nhân ưu tú. Các nghệ nhân này đã đóng góp không nhỏ trong việc phục dựng, phát triển nghề đúc đồng truyền thống. Sản phẩm nghề đúc đồng đang được các du khách về xứ Thanh xem là những món quà lưu niệm quý...

Minh Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]