(vhds.baothanhhoa.vn) - Tan làm, vừa về đến sân nhà Hương đã thấy mẹ chồng chạy ra hớt hải: “Hình như thằng cu Minh bị nhiễm COVID-19 rồi. Từ lúc đi học về cháu nó cứ ho liên tục, mẹ cặp nhiệt độ thì thấy sốt... Nhà mình đã cẩn thận như vậy rồi mà sao vẫn bị được? Mà lây nhiễm từ đâu không biết nữa... phải làm thế nào bây giờ?”.

Đi qua đại dịch COVID-19

Tan làm, vừa về đến sân nhà Hương đã thấy mẹ chồng chạy ra hớt hải: “Hình như thằng cu Minh bị nhiễm COVID-19 rồi. Từ lúc đi học về cháu nó cứ ho liên tục, mẹ cặp nhiệt độ thì thấy sốt... Nhà mình đã cẩn thận như vậy rồi mà sao vẫn bị được? Mà lây nhiễm từ đâu không biết nữa... phải làm thế nào bây giờ?”.

Đi qua đại dịch COVID-19

Vẻ mặt Hương chùng xuống lộ rõ sự lo lắng, nhưng rất nhanh sau đó, chị bình tĩnh: “Mẹ trông cháu để con chạy ra hiệu thuốc mua mấy que test COVID-19 về kiểm tra cho chắc chắn. Nếu bị thì báo trạm y tế xã rồi cho cháu cách ly trên phòng trống tầng 2. Hy vọng chỉ khoảng 1 tuần là sẽ khỏi”.

Không chỉ riêng gia đình Hương, từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán một thời gian ngắn, số ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng liên tục gia tăng. Không hiếm những gia đình bị lây nhiễm cả nhà. Tùy vào thể trạng mà người nhiễm COVID-19 có “trải nghiệm” sức khỏe khác nhau. Người sốt cao, ho, mệt mỏi, có người lại chỉ mệt mỏi thoáng qua, như bệnh cúm mùa, thậm chí không ít người không biết mình nhiễm COVID-19... cho đến khi test nhanh.

Tuy vậy, có một điều dễ nhận ra, những người bị nhiễm - gia đình có người nhiễm - cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan có người nhiễm COVID-19 dù lo lắng, cẩn trọng song không còn hoang mang, sợ hãi. Cả người nhiễm và những người xung quanh đối diện với dịch bệnh một cách thận trọng và bình tĩnh, không để nỗi ám ảnh mang tên COVID-19 “hạ gục” tinh thần. Suy nghĩ một cách lạc quan, vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình - chúng ta đang từng bước chiến thắng dịch bệnh.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Y tế, số ca mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, do tỷ lệ bao phủ vắcxin cao trên phạm vi toàn quốc, có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong trên số ca mắc đã giảm sâu. Và đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước, các địa phương chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Y tế tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. Bệnh đặc hữu được hiểu là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch...

Sau hơn 2 năm đại dịch COVID-19 xuất hiện đã khiến cả thế giới có nhiều biến động, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn bộn bề để đối diện, thích ứng với dịch bệnh một cách khoa học, an toàn, chúng ta đang từng bước đi qua đại dịch, phục hồi và phát triển kinh tế.

Dẫu vậy, để có thể đi qua đại dịch an toàn nhất, ít tốn kém (tiền bạc, sức khỏe) nhất, sự cẩn trọng, tuân thủ nghiêm các quy định trong mỗi người dân, vẫn là điều quan trọng tiên quyết.

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]