Điều trị rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ
Nhận thức về chứng tự kỷ ở trẻ đã thay đổi, nhiều người đã hiểu hơn về căn bệnh và phương pháp điều trị, từ đó mở ra cơ hội để những trẻ mắc chứng tự kỷ được hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Y tá giúp trẻ vận động...
Theo Đơn nguyên Tâm bệnh, Khoa Thần kinh - Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thì số lượng trẻ đến khám, tư vấn, sàng lọc, điều trị những rối loạn liên quan đến chứng tự kỷ và rối loạn khác ngày càng tăng. Trung bình, mỗi tháng có từ 400 - 500 trẻ đến khám tại khoa, mỗi ngày có khoảng 100 trẻ có các chứng rối loạn khác nhau, trong đó phần nhiều là trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ điều trị ngoại trú tại Đơn nguyên.
...giúp trẻ học kỹ năng.
Bác sĩ CKI Trần Thị Minh Anh, Đơn nguyên Tâm bệnh, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị trẻ tự kỷ, cho biết: Việc chăm sóc, giáo dục trẻ rối loạn tự kỷ không đơn giản như các trẻ em khác. Các y, bác sỹ phải kiên trì nhẫn nại và yêu thương trẻ hơn vì đa số trẻ đều gặp khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức đến việc tự phục vụ sinh hoạt cá nhân. Vì thế, các y, bác sỹ vừa thực hiện nhiệm vụ vừa đóng vai trò làm cha mẹ để lắng nghe, quan tâm, gần gũi để hiểu được trẻ, sau đó mới có thể trị liệu được cho trẻ.
Các em được thư giãn.
Hiện tại, Đơn nguyên triển khai nhiều hoạt động, phương pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ phù hợp với đặc trưng của từng trẻ. Áp dụng quy trình can thiệp như tập giao tiếp, sửa lỗi phát âm, tập trị liệu kết hợp vận động… Các hoạt động trị liệu được thực hiện thông qua quá trình chơi mà học, học mà chơi, đồng thời trẻ được mát xa, điều hòa giác quan, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi…
Bằng nỗ lực, cố gắng của cả đội ngũ nhân viên y tế, gia đình nhiều trẻ đã có sự tiến triển tích cực về mặt tương tác, ngôn ngữ và hành vi.
Học những bài học đơn giản
Chị N.T.L (xã Tế Nông, huyện Nông Cống) có con 3 tuổi đang điều trị tại Đơn nguyện cho biết: Bé có biểu hiện bất thường từ khi 9 tháng tuổi nhưng gia đình nghĩ đó là bình thường, đến hơn 1 tuổi những biểu hiện bất thường nhiều và điển hình hơn như không tập trung, không nói được, hay la hét, đập phá, thích chơi một mình… Sau khi đưa đi khám, bác sỹ kết luận bé bị tự kỷ thể tăng động. Gia đình đã quyết định cho cháu điều trị tại đây. Từ đó đến nay, bé đã có thay đổi tích cực, đã biết nói, biết hát, biết thể hiện cảm xúc, giảm các hành động đập phá, la hét, đã có thể tập trung…
Tiếp xúc với bé V.T.T (3 tuổi) dễ thương, xinh xắn đang ngoan ngoãn ngồi chơi không ai có thể nghĩ cô bé này đã từng có hành vi tự làm đau bản thân như đập đầu, cấu véo tự thân. Mẹ V.T.T tâm sự “Trong quá trình cho cháu can thiệp tại đây, chúng tôi được các bác sĩ, chuyên viên tâm lý giải thích về chứng rối loạn tự kỷ và thường xuyên trao đổi về tình trạng của cháu, đồng thời hướng dẫn gia đình cách chơi, đồng hành cùng trẻ. Đến nay, cháu đã có những tiến triển tích cực, giảm hẳn việc làm đau bản thân, tự làm một số việc đơn giản, biết gọi tên cảm xúc... Đây là niềm vui, hạnh phúc không gì diễn tả được của gia đình, giúp các cháu hòa nhập được với cuộc sống bình thường”.
Hiện ở Thanh Hóa cũng đã có một số trung tâm, lớp học chuyên biệt cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập được với cộng đồng thì bên cạnh việc tư vấn, điều trị rất cần sự hiểu biết và đồng hành từ cha mẹ, bởi gia đình là môi trường tốt nhất để trẻ tự kỷ bồi đắp các kỹ năng bị thiếu hụt.
V.A
{name} - {time}
- 2023-06-10 09:28:00
Phòng cháy, chữa cháy ở các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục: Những vấn đề đặt ra
- 2023-06-09 06:11:00
Cái ao làng
- 2022-10-24 10:07:00
Tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông, phòng chống ma túy cho học sinh
Gia tăng giá trị từ quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP
Hiệu quả từ nguồn vốn hỗ trợ học sinh nghèo mua máy tính phục vụ học tập
Thu hoạch cây gai xanh ở bản Muỗng
Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ Hồng Đô nức tiếng một thuở
Xã Cát Tân phát triển cây chè
Đường tranh bích họa về an toàn thực phẩm
Xã trồng hoa, cây cảnh tất bật vào vụ sản xuất phục vụ dịp Tết
Trong Nhà máy Sợi dệt An Phước
Phụ nữ và ngày lễ trọng: Tôn vinh, yêu thương và sẻ chia