(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến ngày 4-10, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thanh Hóa đã giải ngân gói hỗ trợ cho 4 doanh nghiệp với số tiền 2,4 tỷ đồng. Nguồn hỗ trợ này đã tiếp thêm nguồn lực, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất, đem lại doanh thu, lợi nhuận.

Doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19: Quả ngọt từ chính sách nhân văn

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến ngày 4-10, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thanh Hóa đã giải ngân gói hỗ trợ cho 4 doanh nghiệp với số tiền 2,4 tỷ đồng. Nguồn hỗ trợ này đã tiếp thêm nguồn lực, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất, đem lại doanh thu, lợi nhuận.

Doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19: Quả ngọt từ chính sách nhân vănTiếp cận gói vay hỗ trợ phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg đã giúp Công ty TNHH may mặc Hoàng Tùng sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Ông Trần Danh Lương, Trưởng Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng, NHCSXH Thanh Hóa, cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg, đến ngày 4-10, NHCSXH Thanh Hóa đã nhận 5 hồ sơ của doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và đã có 4 doanh nghiệp được giải ngân, với số tiền 2,4 tỷ đồng gồm: Công ty CP Dịch vụ may xuất khẩu Xuân Lam, có trụ sở tại thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân), Công ty CP Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa (Thường Xuân), Công ty CP Dạ Lan (TP Thanh Hóa) và Công ty TNHH may mặc Hoàng Tùng, xã Trung Chính (Nông Cống). Những doanh nghiệp trên đều đảm bảo các điều kiện: không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn; có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn; có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Giám đốc Công ty CP Dịch vụ may xuất khẩu Xuân Lam, ông Hoàng Văn Thiệu cho biết: Từ khi thành lập và đi vào hoạt động (tháng 6-2018), công ty luôn tạo việc làm thường xuyên cho 122 lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 xuất hiện, hợp đồng may gia công cho các đối tác bị cắt giảm, nguồn nguyên liệu nhập về khan hiếm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Từ ngày 1-5-2021, công ty đã ngừng hoạt động do không có thêm đơn hàng mới, công nhân không có việc làm. Được tiếp cận gói hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định

23/QĐ-TTg, doanh nghiệp đã được NHCSXH huyện Thọ Xuân hướng dẫn làm thủ tục và đã giải ngân kịp thời với số tiền 994.680.000 đồng từ chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương 3 tháng (5-6- 7-2021) cho 122 lao động phải ngừng việc. Đây là chính sách có ý nghĩa thiết thực, nhân văn, ban hành đúng lúc doanh nghiệp khó khăn nhất.

Cũng theo ông Hoàng Văn Thiệu, nhờ kịp thời tiếp cận được vốn vay không chỉ giúp giữ chân được người lao động mà còn giúp doanh nghiệp có phương án phục hồi sản xuất. Hiện công ty đã trở lại hoạt động, sản xuất ổn định và đã ký được nhiều đơn hàng. Nếu dịch được kiểm soát tốt, không bao lâu doanh nghiệp sẽ lấy lại đà tăng trưởng như khi chưa xảy ra dịch.

Công ty TNHH may mặc Hoàng Tùng được vay vốn hỗ trợ 207 triệu đồng. Giám đốc Công ty, ông Hoàng Bá Tùng cho biết: “Trong lúc khó khăn, chưa biết phải xoay xở nguồn tiền ở đâu để trả lương, giữ chân người lao động, rất may, công ty tiếp cận gói vay lãi suất 0%, trả lương cho người lao động tạm ngưng việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tiếp cận được gói vay này, tôi như người chết đuối vớ được cọc. Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp nhận được tiền vay và đã trả lương kịp thời cho người lao động. Cảm xúc của người lao động sau khi nhận lương, họ rất phấn khởi, tin tưởng và yên tâm gắn bó với công ty. Vậy nên, khi huyện Nông Cống hết thời gian giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg và 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 100% lao động đều quay trở lại công ty làm việc”.

Ông Hoàng Tùng cho biết thêm: Công ty vừa nhận và ký được một số đơn hàng, nên dự định tuyển thêm khoảng 50 lao động là con em trong huyện vừa từ các vùng có dịch trở về.

Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa cho rằng: Gói hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg là chủ trương lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp khẩn trương phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vì vậy, cán bộ, nhân viên NHCSXH Thanh Hóa sẽ tiếp tục khẩn trương rà soát, hướng dẫn cụ thể các đối tượng có nhu cầu vay vốn để giải ngân kịp thời.

Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước trước những khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Nguồn hỗ trợ này sẽ tiếp thêm động lực giúp doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất không chỉ đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước.

Bài và ảnh: Thành Long



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]