(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau hơn 15 triển khai, từ vùng đồi núi khô cằn, với sức trẻ của những thanh niên đầy nhiệt huyết, “Làng thanh niên lập nghiệp sông Chàng” (nay là thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân) đang đổi thay từng ngày.

Đổi thay ở Làng thanh niên lập nghiệp

Sau hơn 15 triển khai, từ vùng đồi núi khô cằn, với sức trẻ của những thanh niên đầy nhiệt huyết, “Làng thanh niên lập nghiệp sông Chàng” (nay là thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân) đang đổi thay từng ngày.

Đổi thay ở Làng thanh niên lập nghiệp

Một góc Làng thanh niên lập nghiệp sông Chàng (nay là thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân).

Dự án “Làng thanh niên lập nghiệp sông Chàng” (xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân) triển khai thực hiện từ năm 2007, với trên diện tích 600 ha, được đầu tư với số vốn hơn 32 tỷ đồng do Tỉnh đoàn Thanh Hóa phụ trách và quản lý. Dự án được được kỳ vọng mở ra con đường thoát nghèo cho nhiều thế hệ thanh niên xứ Thanh khai hoang, lập nghiệp trên vùng đất mới.

Đến cuối năm 2012, Dự án đã hoàn thành việc tuyển các hộ lên lập nghiệp với 141 hộ (34 hộ tái định cư và tuyển mới 107 hộ thanh niên), mỗi hộ được cấp 400 m2 đất ở, được giao 3 ha đất sản xuất.

Đổi thay ở Làng thanh niên lập nghiệp

Phần lớn các hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Năm 2017, trên cơ sở đề xuất của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và UBND huyện Như Xuân, Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng được công nhận là thôn Thanh Niên thuộc xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân. Công dân Làng thanh niên lập nghiệp được hưởng đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và thụ hưởng các chính sách như những công dân khác tại địa phương.

Trải qua nhiều gian khó, cuộc sống nơi đây nay có nhiều đổi khác, những ngôi nhà khang trang mọc lên, người dân biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, đời sống không ngừng nâng cao.

Đổi thay ở Làng thanh niên lập nghiệp

Với 3 ha đất sản xuất trồng sắn, keo, mía, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Văn Đệ thu hàng trăm triệu đồng sau khi thu hoạch.

Anh Nguyễn Văn Đệ (quê Thiệu Hóa) một trong số thanh niên nộp đơn xin đi xây dựng kinh tế mới ở “Làng thanh niên lập nghiệp sông Chàng” cho biết, cách đây khoảng 10 năm, vùng đất này còn cằn cỗi, khô hạn. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh đoàn cùng các cấp, các ngành, anh tận dụng 3 ha đất sản xuất do Tỉnh đoàn cấp để trồng sắn, keo, mía. Sau nhiều năm cố gắng, phấn đấu, đến nay trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu về hàng trăm triệu đồng.

Lên lập nghiệp từ năm 2009 với vô vàn khó khăn, nhờ sự cần cù, chịu khó chuyển đổi cây trồng ngắn ngày sang trồng keo, cao su, nay cuộc sống vợ chồng anh Lê Nhật Duyệt (quê Thọ Xuân) đã khấm khá hơn nhiều, gia đình đã sắm được xe máy, ti vi, con cái được học hành đàng hoàng.

Đổi thay ở Làng thanh niên lập nghiệp

Trẻ em trong thôn được học hành đàng hoàng

Trưởng thôn Thanh Niên Trịnh Khắc Bắc cho biết, thôn Thanh Niên hiện có 131 hộ/437 khẩu. So với hơn 10 năm về trước, cuộc sống các hộ dân đã có nhiều đổi khác, đường giao thông được mở rộng, bê tông kiên cố hóa 70%, cứng hóa trên 20%. Điện thắp sáng đến tận từng hộ gia đình, những ngôi nhà được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng thôn Thanh Niên lập nghiệp bây giờ đã khá hơn nhiều so với trước, nhiều hộ dân thành công với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng nhiều loại cây trồng để phát triển kinh tế như: Sắn, keo, mía, cây ăn quả các loại. Thu nhập người dân ổn định, được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, trẻ em được chăm sóc, học hành đầy đủ, hàng năm có khoảng từ 5 - 7 trường hợp xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan…

Đổi thay ở Làng thanh niên lập nghiệp

Không chỉ trồng cây ăn quả, gia đình anh Bắc (Trưởng thôn Thanh Niên) còn tập trung chăn nuôi gia cầm thương phẩm.

Tính ra, thôn hiện có 4 hộ chăn nuôi gia cầm, quy mô từ 1.000 con - 1 vạn con, tỉ lệ hộ nghèo còn 0,7%, thu nhập bình quân 45 triệu đồng/người/năm, trên 90% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ngoài ra, phần lớn các hộ có đàn gia cầm phục vụ nhu cầu gia đình.

Theo trưởng thôn Bắc, mong muốn lớn nhất hiện nay của các hộ thôn Thanh Niên là sớm được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất để họ yên tâm sản xuất, sinh hoạt.

Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa Nguyễn Đình Sính cho biết, cuộc sống của các thành viên trong thôn đã dần ổn định, khấm khá, nỗ lực từng ngày để xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]