(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ lâu địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở khu phố Đoàn Kết (thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát) được ví như “ốc đảo” của huyện vùng cao biên giới này.

Đồng bào Khơ Mú khu phố Đoàn Kết nỗ lực thoát nghèo

Từ lâu địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở khu phố Đoàn Kết (thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát) được ví như “ốc đảo” của huyện vùng cao biên giới này.

Đồng bào Khơ Mú khu phố Đoàn Kết nỗ lực thoát nghèo

Trước đây, khi chưa có cây cầu cứng xây dựng kiên cố như bây giờ, để đến được khu phố Đoàn Kết, phải đi bằng thuyền, bè mảng qua sông Mã, tiếp đó men theo con đường nhỏ như sợi chỉ nằm chênh vênh bên sườn núi...

Theo chân anh Hà Văn Liêm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Mường Lát, phải mất khá lâu chúng tôi mới có mặt tại khu phố Đoàn Kết - khu phố với hơn 10 km đường biên giới giáp huyện Sốp Bâu (Lào). Đoàn Kết hiện có 170 hộ, gần 786 nhân khẩu, 100% người dân là đồng bào dân tộc Khơ Mú, trình độ dân trí còn hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc sản xuất phụ thuộc vào nương rẫy, đi rừng, ngoài ra bà con còn nuôi một vài loại gia súc gia cầm thả rông, số ít kinh doanh tạp hóa nhỏ lẻ.

Đồng bào Khơ Mú khu phố Đoàn Kết nỗ lực thoát nghèo

Nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung xuống cấp, không sử dụng được

Do xuất phát điểm thấp cộng thêm địa hình chia cắt, Đoàn Kết như một ốc đảo nằm biệt lập, khép kín dưới đại ngàn, cuộc sống vẫn nặng về tự cung, tự cấp, năng suất thấp, hủ tục có giảm nhưng chưa hết lạc hậu. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền đã hỗ trợ, hướng dẫn bà con sản xuất theo hướng hiện đại, xây dựng cuộc sống mới, tuy nhiên nhiều người dân vẫn chưa kịp bắt nhịp.

Đồng bào Khơ Mú khu phố Đoàn Kết nỗ lực thoát nghèo

Vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa có công trình vệ sinh.

Anh Cút Văn Dân, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng khu phố Đoàn Kết cho biết, tỉ lệ hộ nghèo tại khu phố chiếm 80%, 16/170 hộ gia đình đang sinh sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, phần lớn đều chưa có công trình vệ sinh. Riêng khu Tiềng Làn có 21 hộ dân chưa có nước sinh hoạt, nguồn nước được lấy từ khe suối do một số công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động được.

Đồng bào Khơ Mú khu phố Đoàn Kết nỗ lực thoát nghèo

Trung bình hàng năm khu phố Đoàn Kết có khoảng 3 - 4 cặp vợ chồng tảo hôn.

Vài năm trở lại đây phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội vì thế nhận thức, cách làm của bà con đồng bào Khơ Mú khu phố Đoàn Kết có chuyển biến. Không chỉ trồng ngô, sắn, giờ đây người dân còn biết trồng lúa cho năng suất cao. Những ngôi nhà khang trang, kiên cố được xây dựng, hệ thống điện, đường, trường, trạm không ngừng đầu tư, góp phần thay đổi diện mạo một vùng “ốc đảo”.

Đồng bào Khơ Mú khu phố Đoàn Kết nỗ lực thoát nghèo

Thông qua nhiều chủ trương, chính sách, đời sống của đồng bào Khơ Mú khu phố Đoàn Kết đang dần khởi sắc.

Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát Lù Quy Nhân cho biết, năm 2019 toàn bộ xã biên giới Tén Tằn sáp nhập vào thị trấn Mường Lát, trong đó khu phố Đoàn Kết có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân chủ yếu phát nương, làm rẫy, trình độ nhận thức còn hạn chế.

Dể khu phố bắt kịp nhịp sống mới, thời gian qua chính quyền địa phương luôn quan tâm đến chính sách giảm nghèo, tuyên truyền, vận động bà con khu phố xóa dần những hủ tục, phát huy tinh thần tự giác vươn lên nhằm góp phần hạn chế tình trạng tái nghèo...

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]